Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 27 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 02:20
CHỦ ĐỀ 7: PHƯƠNG TIỆN VÀ QUY ĐỊNH GIAO THÔNG
NHÁNH 3: LỄ HỘI THÀNH BẢN PHỦ - ĐỀN HOÀNG CÔNG CHẤT
GV dạy sáng : Nguyễn Thị Phương Thuý
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, trẻ cất đồ dùng cá
- TC: Về một số hoạt động trong ngày lễ hội đền  Hoàng Công chất, TC với trẻ qua tranh
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

*Nội dung:
- Hô hấp: Hít vào thở ra
-Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay
- Lườn: Nghiêng người sang hai bên, tay chống hông, chân bước  s phải, trái.
- Chân: Nhảy lên, đưa 2 chân sang
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
- Nhạc em đi qua ngã tư đường phố
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể Dục
Ném trúng đích bằng 2 tay
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
KPXH
Tìm hiểu về lễ hội Thành bản phủ - Đền Hoàng Công Chất
 
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát: Trải  nghiệm thăm đền hoàng, Khám phá thành bản phủ, cây lưỡi hổ
- Trò chơi vận động: Ô ăn quan,ném vòng cổ chai, kéo co, gieo hạt, nhảy bao bố ,
-  Chơi theo ý thích
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung
- GPV: Gia đình, bán  hàng, bác sĩ
- GXD: Xây đền Hoàng Công Chất
- GST: Làm sách truyện về lễ hội đền Hoàng
- GAN Biểu diễn văn nghệ
- GTN : Chăm sóc cây
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi
- Biết sử dụng đồ chơi  xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây công viên nước
- Trẻ  biết tạo ra sản phẩm
- Trẻ biết nghĩ ra các hình thức để tạo ra âm thanh, vận động theo các bài hát mình thích
Ăn trưa 60 - 70 phút - Trẻ kê bàn ăn, trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa tay không vẩy nước
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
 
Ăn bữa phụ 20 -30 phút - Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau  mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, HĐ theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPÂN: Hát dân ca
-  Chơi theo ý thích
- Nêu gương  cuối ngày
- Học  tiếng anh
- TCM: Các phương tiện giao thông và nơi hoạt động
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút  Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     thể sạch sẽ, ra nắng đội mũ; đi tất, mặc áo ấm khi trời lạnh., che miệng khi ho, hắt hơi
 
         

Thời gian thực hiện chủ đề lớn 4 tuần từ  ngày 3/3/2024 đến ngày 28 tháng 3 năm 2025
Tuần 27:  Từ ngày 17/3đến  ngày 21tháng 3 năm 2025
*GV dạy chiều: Tạ Thị Ngọc Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định.
về đi bộ trên vỉa hè, đi sang đường phải có người lớn dắt, đội mũ an toàn khi ngồi trên xe máy;
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung , mỗi động tác tập 3 lân x 8 nhịp
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
 VĐ theo nhạc bài Em đi qua ngã tư đường phố
LQCC
Làm quen chữ cái: p, q
LQVT
Nhận biết, phân biệt khối vuông,  khối chữ nhật
Tạo hình
Vẽ theo ý thích
cây hoa sắc pháo, hoa ban …
bánh xe quay, người tài xế giỏi
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ,giấy màu, keo dán
- Tranh ảnh lễ hội đền Hoàng công Chất
- Dụng cụ chăm sóc cây
* Tổ chức hoạt động
- Cô giới thiệu tên chủ đề mới, cho trẻ cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp chủ đề.
- Cô hướng cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc XD xây thành Bản phủ, Đền Hoàng Công Chất, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi trẻ chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
- Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay
ra ngoài, không ướt áo, quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở  hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ
- Đọc đồng dao về chủ đề
- Day chơi ghép các hình học tạo ra một số PTGT
- Nêu gương cuối ngày
 
- Học tiếng anh
- HĐPM: CTNN văn học và chữ viết-  Nhóm chữ, tô chữ: p, q, g, y
- Nêu gương cuối ngày
- Làm đồ dùng , đồ chơi nguyên vật l;iệu thiên nhiên
- Đọc cho trẻ nghe truyện qua đường
- Nêu gương cuối ngày, cuối  tuần
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn HĐ vệ sinh: Trò chuyện về việc tắm gội thường xuyên giữ vệ sinh cơ
 Trao đổi với phụ huynh về Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ



 
       
TUẦN 27             
NHÁNH 3: LỄ HỘI THÀNH BẢN PHỦ - ĐỀN HOÀNG CÔNG CHẤT
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 17/3 – 21/3/2025

Ngày dạy: Thứ 2/17/3/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Ném trúng đích bằng 2 tay
Trò chơi: Mèo đuổi chuột
      I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng Ném trúng đích nằm ngang bằng hai tay, phát triển sức mạnh của đôi chân, sự phối hợp hoạt động các cơ bắp và sự di chuyển cơ thể uyển chuyển nhịp nhàng
- Trẻ biết Ném trúng đích nằm ngang bằng hai tay, biết chơi trò chơi
- Trẻ hứng thú tham gia các vận động, có ý thức đoàn kết với bạn bè
      II. Chuẩn bị
      1. Chuẩn bị của cô
      - Đồ dùng : Túi cát, rổ, mũ mèo, mũ chuột
      2. Chuẩn bị của trẻ
      - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
      III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Báo tin, báo tin
- Tin rằng trường MN Hoàng Công Chất sắp tổ chức tham gia lễ hội  Thành Bản Phủ – Đền Hoàng Công Chất đấy
- Chúng mình có muốn tham gia không?
- Chúng mình có biết lễ hội Đền Hoàng Công Chất có những hoạt động gì?
- Chúng mình muốn tham gia những hoạt động nào?
- Để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai chúng mình phải làm gì?
=> Để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai để tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao trong lễ hội Đền Hoàng Công Chất các con phải tập thể dục thường xuyên và ăn uống đầy các chất dinh dưỡng. Ngay bây giờ để chúng mình sẽ cùng khởi động tập luyện nào
2.Khởi động
- Cho trẻ đi các kiểu đi, theo đội hình vòng tròn: Đi thường, đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm,chạy nhanh, chạy chậm, đi thường chuyển về đội hình 3 hàng ngang.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên kết hợp với vẫy bàn tay
+ Lườn: Nghiêng người sang hai bên, kết hợp tay chống hông, chân bước sang phải, sang trái.
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau
b. Vận động cơ bản: Ném trúng đích bằng 2 tay
- Cô làm mẫu 2 lần.
     + Lần 1: Cô tập trọn vẹn
     + Lần 2: Cô tập kết hợp phân tích động tác : Từ vị trí đứng của mình, cô đi ra trước vạch chuẩn,  hai tay cô cầm túi cát. Khi có hiệu lệnh “ Ném” cô cầm túi cát đưa lên phía trên đầu  ném trúng  đích nằm ngang sau đó lên nhặt túi cát và về đứng ở cuối hàng.
     + Cho 2 trẻ khá lên thử
    + Lần lượt cho từng nhóm 2 trẻ tập đến hết lớp
 + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
    + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
4.Trò chơi: Mèo đuổi chuột
 - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi
 - Tổ chức cho trẻ chơi.
 - Nhận xét sau khi chơi, tuyên dương trẻ.
5. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập.
*Kết thúc:
Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động




- Có ạ

- 2 trẻ kể


- Ăn uống đủ chất, chăm tập thể dục


- Chú ý lắng nghe


- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô
- 4 lần x 8 nhịp

- 3 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp



- Trẻ quan sát



-  Trẻ quan sát và nghe hướng dẫn
- 2 Trẻ tập
- Mỗi lần 2 trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi


Trẻ đi nhẹ nhàng
___________________________________
Ngày dạy: Thứ 3/18/3/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: Tìm hiểu về lễ hội Thành bản phủ - Đền Hoàng Công Chất
        I. Mục tiêu
- Trẻ biết được tên và những hoạt động nổi bật của lễ hội Thành bản phủ – Đền Hoàng Công Chất. Trẻ hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát quê hương tươi đẹp.
- Trẻ có kỹ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ rõ ràng mạch lạc
- Trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học, yêu mến và bảo vệ di tích lịch sử của quê hương mình
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: bài giảng điện tử, vòng thể dục, các miếng ghép tranh
- Thiết bị : Máy tính, máy chiếu, loa
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục gọn gàng tâm thế thoải mái
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ hát bài Quê hương tươi đẹp
- Bài hát nói về điều gì ?
- Quê hương con ở đâu ?
- Quê hương con có lễ hội gì ?
=> Quê hương mình rất đẹp có nhiều lễ hội diễn ra trong năm những đặc biệt có lễ hội Hoàng Công Chất diễn ra ngay tại xã Noong Hẹt của chúng mình. Để biết rõ được lễ hội đó như thế nào hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về lễ hội thành bản phủ- đền Hoàng Công Chất nhé
2. Tìm hiểu về lễ hội Thành bản phủ - Đền Hoàng Công Chất
- Các con có biết vì sao lại có thành bản phủ không ?
- Thành Bản Phủ được đặt ở đâu ?
=> Thành bản phủ được xây dựng lên để làm căn cứ cho các tướng và binh lính ở chống giặc ngoại xâm, thành được đặt tại xã Noong Hẹt huyện Điện Biên
- Các con có biết ông Hoàng Công Chất là ai ?
- Tên thật của ông là gì ?
=> Các con ạ, Ông Hoàng Công Chất tên thật là Hoàng Công Thư, xuất thân trong một gia đình nong dân nghèo ở làng hòa xã, thị trấn Nam Hạ tỉnh Thái Bình, ông là một lãnh tụ nông dân kiệt xuất, diệt cường hào ác bá, lấy của người giàu chia cho người nghèo, đánh đuổi giặc ngoại xâm
- Hằng năm vào ngày nào thường tổ chúc lễ hội Hoàng Công Chất  ?
=> Cứ vào ngày 24 và 25/2 (Âm lịch)  thường diễn ra lễ hội đền Hoàng Công Chất tại xã Noong Hẹt huyện Điện Biên
- Trong ngày đấy lễ hội được tổ chức làm mấy phần ?
=> Lễ hội diễn ra gồm có 2 phần, phẫn lễ và phần hội. Phần lễ bào gồm các hoạt động như là rước tượng, dâng hương, đọc chúc văn tưởng nhớ, tri ân công đức của vị thủ lĩnh Hoàng Công Chất và kêu gọi tinh thần đoàn kết
- Vậy cô đố chúng mình biết trong phần hội diễn ra các các hoạt động nào ?
=> Phần hội là các các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trình diễn trang phục và lễ hội truyền thống các dân tộc thái, mông, khơ mú, lào, lự…thi đấu các môn thể thao dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co…thi ẩm thực dân tộc của 25 xã trên địa bàn huyện
=> Lễ hội thành bản phủ đền Hoàng Công Chất là một hoạt động có nhiều nghi thức văn hóa dân gian được gìn giữ lâu đời nên các con phải giữ giữ và bảo vệ những truyền thống tốt đẹp này
- Các con đã được đến thăm đền Hoàng Công Chất chưa ?
- Vậy khi vào đền chúng mình phải như thế nào ?
=> Khi vào những nơi linh thiêng các con nhớ không được nô đùa chạy nhảy, ngắt hoa bẻ cành, các con phải luôn thành kính tôn nghiêm các cn nhớ chưa
3. Trò chơi : Ai nhanh nhất
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi : Cô chia lớp mình thành 3 đội, đội xanh, đội đỏ và đội vàng. Nhiệm vụ của các đội là bật qua vòng thể dục lên lấy 1 miếng ghép  ghép thành 1 bức tranh. Bạn thứ nhất bật lên lấy 1 miếng ghép xong chạy về cuối hàng đứng bạn thứ  tiếp tục lên cứ lần lượt như vậy cho đến hết. Đội nào hoàn thành trước và đúng sẽ là đội giành được chiến thắng
- Luật chơi : Mỗi 1 bạn chỉ được lấy 1 miếng ghép
- Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần
Cô bao quát trẻ chơi
- Kiểm tra kết quả và công bố đội chiến thắng
4. Kết thúc
- Cô nhận xét giờ học, cho trẻ thu dọn đồ dùng

- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Ở Điện Biên
- Lễ hội Hoàng Công Chất




- Trẻ nghe




- Trẻ trả lời tự do
- Ở xã Noong Hẹt huyện Điện Biên
- Trẻ nghe


- Trẻ trả lời tự do



- Trẻ chú ý lắng nghe


- Ngày 25/2 âm lịch




- Phần lễ và phần hội

- Trẻ nghe




- Văn nghệ, thi thể thao


- Trẻ chú ý lắng nghe








- Rồi ạ

- Không nô đùa, chạy nhảy








- Trẻ chú ý lắng nghe









- Trẻ chơi



- Trẻ thu dọn đồ
 
Ngày dạy: Thứ 4/19/3/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQCC: Làm quen chữ cái p, q
       I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết đặc điểm, phát âm đúng chữ cái p –q, trẻ nhận ra chữ cái p – q trong tiếng và từ, trẻ so sánh và phân biệt được chữ cái p, q
- Trẻ có kỹ năng quan sát, so sánh, phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, chấp hành các quy định khi tham gia giao thông.
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: giáo án có hình ảnh: Chèo thuyền qua sông, máy bay phản lực
+ Thẻ chữ rời ghép từ: Đi thuyền qua sông, máy bay phản lực
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
        2. Chuẩn bị của trẻ
+ Mô hình ong tìm chữ, dấu nét chữ, vòng
+ Trang phục của trẻ gọn gàng.
       III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cho trẻ hát bài “Cánh chim Điện Biên”
+ Bài hát nói về điều gì?
+ Bầu trời Điện Biên hôm nay thế nào?
+ Con có ước muốn như bạn nhỏ không?
=> Ước mơ của bạn nhỏ cũng giống ước mơ của chúng mình, luôn ghi nhớ công ơn của các thế hệ đi trước đã hi sinh để chúng ta luôn sống trong hoà bình như bây giờ
2. Làm quen với chữ cái p, q
* Làm quen chữ cái p:
 + Lễ hội thành Hoàng diễn ra ở đâu?
 + Dưới bức tranh có cụm từ gì?
 Và cụm từ phù hợp là: Bản Phủ
Cho trẻ đọc cụm từ dưới tranh
 + Hãy lên chỉ và phát âm các chữ cái đã học?
 + Cô giới thiệu chữ p, cách phát âm, cho trẻ phát âm
+ Cho các đội quan sát, hội ý và trình bày ý kiến về đặc điểm của chữ p
=> Chữ p có cấu tạo gồm 1 nét cong hở ở bên  phải  và một nét sổ thẳng ở bên trái
=> Cho trẻ ghép các nét tạo thành chữ p bằng các ngón tay.
* Làm quen chữ q
+ Những người đi theo đoàn quân của cụ Hoàng đánh giặc gọi là gì?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh
- Chúng mình vừa quan sát thấy hình ảnh gì?
- Cho trẻ đọc cụm từ : Nghĩa quân
Ghép thẻ chữ rời
Cô giới thiệu chữ q, phát âm
- Cho trẻ phát âm
- Cho trẻ chọn chữ p giống cô
- Cô cho trẻ thảo luận nhận xét đặc điểm
+ Cho các đội trình bày ý kiến về đặc điểm chữ q
Cô củng cố đặc điểm chữ q, ghép chữ q bằng nét rời
 * So sánh chữ q và chữ p
- Hãy thảo luận và trình bày ý kiến về điểm giống nhau và khác nhau của chữ p và chữ q
- Cô chốt lại sự giống và khác nhau:
+ Giống nhau: Đều có 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong hở
+ Khác nhau: Chữ p có nét sổ thẳng ở phía bên trái, nét cong hở ở phía bên phải. Còn chữ q có nét sổ thẳng ở phía bên phải, nét cong hở ở phía bên trái.
Ở phần chơi này các đội chơi rất xuất sắc, chúng ta tặng các bạn 1 tràng pháo tay.
3. Trò chơi: In chữ
 -  Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội. Khi có hiệu lệnh khắc chữ gì thì trẻ đầu tiên của từng đội sẽ bật liên tục vào vòng lên lấy nét chữ để khắc đúng chữ theo yêu cầu của cô cứ như vậy đến hết đội nào khắc được nhiều chữ nhất thì đội đó thắng cuộc
- Luật chơi: Chọn đúng nét và khắc đúng chữ theo yêu cầu của cô. Chữ nào khắc sai sẽ bị loại
- Tổ chức chơi
- Cô kiểm tra kết quả trẻ chơi,
 4. Kết thúc: Cô cho trẻ ra chơi

-Trẻ hát
- Trẻ kể
- Trẻ trả lời


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ trả lời
- Bản Phủ
- Lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ lên chỉ

- Trẻ phát âm
- Trẻ hội ý và trình bày


- Trẻ thực hiện


- Nghĩa quân
-Trẻ xem
- Nghĩa quân
- Trẻ thực hiện

- Trẻ chú ý lắng nghe.


- Thảo luận và trình bày



- Trẻ chú ý quan sát và lắng nghe





- Trẻ chú ý lắng nghe




- Trẻ chơi 1 lần.

- Trẻ ra chơi.

­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Ngày dạy: Thứ 5/20/3/2025

HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Nhận biết, phân biệt khối chữ nhật, khối vuông

        I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết tên và phân biệt được đặc điểm của khối vuông, khối chữ nhật
- Biết phân biệt so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 khối
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi, đoàn kết hướng thú trong khi chơi trong khi chơi
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- 1 số hộp có dạng khối vuông, khối chữ nhật
- 1 hộp đựng quà, 1 số khối vuông, khối chữ nhật cho trẻ chơi
- Mô hình nhà xây bằng khối vuông, khối chữ nhật
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Mỗi trẻ 1 khối vuông 1 khố chữ nhật, trẻ gọn gàng
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ đi thăm quan mô hình “ thành phố mơ ước” được xây dựng từ những khối vuông, khối chữ nhật.
- Hôm nay cả lớp chúng mình sẽ đón 1 vị khách đặc biệt đến thăm các con.
- Cô phụ đóng làm bác kỹ sư xây dựng bước ra chào cả lớp:
-Xin chào các các bé lớp MGL A. Hôm nay bác rất vui khi đến thăm lớp chúng mình. Bác đã chuẩn bị những món quà để tặng cho các con( phát cho mỗi bạn 1 rổ có 2 khối: vuông và chữ nhật).  bác đang xây dựng “thành phố mơ ước và bác cần sự giúp đỡ của các con để hoàn thành. Đây là 2 vật liệu chính để xây dựng thành phố:
2: Ôn tập nhận biết gọi tên khối vuông, khối chữ nhật
+ Đây là khối gì?
+ Đây là khối gì?
- Các cháu hãy giúp bác hoàn thành “ Thành phố mơ ước nhé”. Bác sẽ nói yêu cầu và các cháu sẽ tìm các khối và giơ cao lên nhé.
- Thành phố đã xây xong rồi đấy.Bác mời các cháu đến thăm quan nào
- Cho trẻ tham quan mô hình thành phố
+ Cái cổng được bác xây từ khối nào?
+ Ngôi nhà được xây bằng khối gì ?
- Bây giờ chúng mình cùng xếp các đồ dùng vào nhà nhé.
- Cái tivi có dạng khối gì?
- Cái tủ lạnh, máy giặt có dạng khối gì?
- Cảm ơn các cháu đã giúp bác, bây giờ bác phải về cho kịp giờ làm việc.bác chào các cháu.
 3: Nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật
- Chúng mình cùng lấy trong rổ ra khối vuông,các con hãy sờ các mặt bao của khối vuông và cho cô biết mặt bao của khối vuông như thế nào?
- Bây giờ chúng mình hãy lấy khối chữ nhật, sờ các mặt bao,các con thấy mặt bao khối chữ nhật như thế nào?
- Mặt bao của khối vuông và khối chữ nhật như thế nào?
=>Kết luận: Tất cả các mặt bao của khối vuông và khối chữ nhật đều phẳng.
* Sờ mặt bao các khối.
- Các con hãy lấy trong rổ ra khối vuông. Chúng mình cúng đếm xem khối vuông có bao nhiêu mặt bao.(Đếm mặt xung quanh trước, sau đó đếm mặt dưới, mặt trên.
+ Vậy khối vuông có mấy mặt?
- Chúng mình cùng đếm khối mặt bao của hình chữ nhật nhé!
+ Khối chữ nhật có mấy mặt?
+ Khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống nhau?
- Trẻ lấy  khối vuông ra
+ Các con hãy quan sát và cho cô biết mặt bao khối vuông là hình gì?
+Tất cả 6 mặt của khối vuông là hình gì?
=>Khối vuông có tất cả các mặt đều là hình vuông.
- Con hãy lấy ra khối hình chữ nhật, xoay tất cả các mặt và cho cô biết mặt bao khối chữ nhật là hình gì?
+Tất cả 6 mặt của khối chữ nhật  là hình gì?
+ Các con hay xoay tất cả các mặt. Mặt bao của khối chữ nhậ là hình gì?
=>Kết luân: Khối chữ nhật là khối có mặt là hình chữ nhật.
* So sánh: giống nhau và khác nhau của 2 khối
- Giống nhau:
- Khác nhau: + Khối vuông
                      + Khối chữ nhật
- Cho trẻ kiểm tra đếm các mặt
- Cho trẻ lăn 2 khối có lăn được không? Vì sao
=>Khối vuông và khối chữ nhật giống nhau: đều có 6 mặt. Khác nhau: khối vuông có tất cả các mặt là hình vuông, khối chữ nhật có mặt là hình chữ nhật.
 4. Luyện tập
- Trò chơi thi xem ai nhanh
- Lần 1: Cô nói tên khối trẻ chọn khối và nêu đặc điểm.
- Lần 2: Cô nêu đặc điểm trẻ chọn khối.
* Trò chơi 1: Chiếc hộp kỳ diệu
- Cho trẻ ngồi vòng quanh sờ khối theo yêu cầu của cô
- Cô gọi tên hoặc nói đặc điểm của từng khối trẻ chọn nhanh giơ lên
* Trò chơi 2: Bé nào khéo hơn
- Cách chơi: Cô cho 3 tổ xếp thành 3 hàng dọc theo tổ ,khi có hiệu lệnh  thì 3 trẻ đầu hàng càm khối vuông, khối chữ nhật để lên lưng bò thật khéo không làm rơi đến chỗ cô để bàn  xếp  khối vào của tổ mình  sau đó đi về cuối hàng , bạn thứ hai lại tiếp tục như vậy thời gian là một bản nhạc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô và trẻ kiểm tra kết quả
 5. Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi.

- Trẻ lắng nghe.










- Chúng cháu chào bác ạ.

- Khối vuông.
- Khối chữ nhật.
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.    


 
          
-Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời.


- Khối vuông.
- Khối chữ nhật
- Chúng cháu chào bác ạ.
    



- Trẻ lấy và sờ từng mặt bao.

- Đều có 6 mặt




-Trẻ đếm 1,2,3…6. Có tất cả là 6 mặt

- 6 mặt


- Khối chữ nhật có 6 mặt.

-Trẻ trả lời : Cả 2 khối đều có 6 mặt.
- Hình vuông.




-Tất cả các mặt của khối hình chữ nhật  là hình chữ nhật.


- Đều có 6 mặt
- Các mặt đều là hình vuông
- Các mặt đều là hình chữ nhật



-Trẻ chọn khối và nói theo yêu cầu của cô.


- Trẻ sờ và lây khối theo yêu cầu của cô

- Trẻ thực hiện



- Trẻ thực hiện





- Trẻ thi đua theo tổ.
____________________________________

Ngày dạy: Thứ 6/21/3/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
          Tạo hình: Vẽ theo ý thích
I. Mục tiêu
- Trẻ có kĩ năng vẽ, tô màu, sắp xếp bố cục tranh theo ý thích của trẻ
- Trẻ biết phối hợp các nét thẳng, xiên, cong..thành bức tranh mà trẻ yêu thích
- Trẻ có ý thức khi tham gia hoạt động, giữ gìn sản phẩm, biết yêu quý quê hương mình
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 2 tranh mẫu, giấy, sáp màu
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Giấy A4, sáp màu
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ  chức hoạt động

 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở
-  Cô trò chuyện với trẻ
+  Cô cho trẻ hát theo cô bài hát Điện Biện đón người
+ Vào tháng 3 Điện Biên mời gọi du khách gần xa đến với quê hương để đón điều gì đặc biệt ?
+ Chúng mình có biết lễ hội thành Bản Phủ được tổ chức ở đâu không?
+ Các con có thích đi tham dự lễ hội không?
- Để tham dự lễ hội mỗi bạn hãy vẽ một bức tranh thật đẹp để trưng bày ở lễ hội
2. Thảo luận
* Tranh 1: Vẽ Đền Hoàng Công Chất, cây đa, hoa, mặt trời, đám mây
- Ai có ý kiến nhận xét gì về bức tranh?
- Đền thờ này thờ ai?
- Xung quanh cô còn vẽ gì?
- Cô tô màu như thế nào?
- Bố cục bức tranh ra sao?
=>Bức tranh cô vẽ Đền thờ Hoàng Công Chất, xung quanh Đền thờ có cây đa, có nhiều cây xanh và hoa, phía trên còn có ông mặt trời. Cô vẽ cân đối với bố cục bức tranh
* Tranh 2: Vẽ cánh đồng lúa, đàn chim bay trên trời, ông mặt trời, đám mây...
- Con thấy bức tranh thế nào? có những gì?
- Trên bầu trời cô còn vẽ gì?
- Cô tô màu như thế nào?
- Bố cục bức tranh ra sao?
=>Bức tranh cô vẽ cánh đồng lúa đang trổ bông chín vàng, trên bầu trời có đàn chim bay, còn có ông mặt trời và đám mây. Cô vẽ cân đối với bố cục bức tranh.
 * Hỏi ý tưởng của trẻ
+ Bây giờ chúng mình hãy suy nghĩ  xem chúng mình sẽ vẽ gì ? 
- Cô cho trẻ suy nghĩ nói ý tưởng ?
- Con muốn vẽ gì?
- Con vẽ như thế nào? con sẽ tô màu gì?
- Cô nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút
3. Trẻ thực hiện
- Cho trẻ về nhóm thực hiện
- Cô bao quát nhắc nhở trẻ  
- Cô động viên gợi ý hướng dẫn trẻ vẽ và tô màu
 4. Nhận xét sản phẩm
- Cô cho trẻ trưng bày bài vẽ của trẻ, động viên cả lớp
- Cho trẻ nhận xét bài của bạn
 + Cô cho trẻ nhận xét bài trẻ thích? Vì sao?
 + Con thích bài vẽ nào? bạn vẽ được những gì?
 + Cho trẻ giới thiệu bài của mình
- Cô giáo tuyên dương những bài vẽ đẹp, động viên  khuyến khích các trẻ có bài vẽ còn hạn chế .
 5. Kết thúc : Cô cho trẻ thu dọn đồ chơi


- Trẻ hát theo cô

- Trẻ đoán
- Bản Phủ



- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ trả lời
- Ông Hoàng Công Chất
- Trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe


- Trẻ quan sát


- Trẻ trả lời



- Trẻ lăng nghe



- Trẻ trả lời




- Trẻ thực hiện





2-3 trẻ nhận xét

- 1(2) giới thiệu

- Trẻ  thu dọn

               

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây