Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 15 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 02:07
CHỦ ĐỀ 4: BÉ THÍCH LÀM NGHỀ GÌ
NHÁNH 4:  NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC ( BỘ ĐỘI,  BÁC SỸ)
*GV dạy sáng: Nguyễn Thị Phương Thúy
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ,  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ về nghề giúp đỡ cộng đồng, công việc, đồ dùng, dụng
- Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
+ Hô hấp: Thổi  bóng bay
+ Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
+ Lưng: Ngửa người ra sau  kết hợp chân bước sang phải
+ Chân: Nhảy  sang  phải.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Bò díc dắc qua 7 điểm
TC: Ném bóng vào rổ
 
KPXH
 Trò chuyện nghề giúp đỡ cộng đồng: Bác sỹ
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát áo chú bộ đội, công an, dạo chơi thăm trạm công an
- Trò chơi: Lá và gió, Kéo co, Chó sói xấu tính, Cướp cờ,  đi khà kheo
-  Chơi tự do
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ
- GXD: lắp ghép, XD doanh trị bộ đội
- GTH: Vẽ, nặn, in,xé, cắt dán đồ dùng, dụng cụ của nghề giúp đỡ cộng đồng
- GST: Chơi tô màu nối các nét chữ
- GKP: Xếp các sản phẩm , đặt số tương ứng, phân nhóm ĐD các nghề
- GTN: Chăm sóc cây cảnh  không bẻ cành hái hoa
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, nắm được công việc của vai chơi. TCTV:Ống nghe, kim tiêm, nhiệtkế
Biết sử dụng đồ chơi  để lắp ghép, xây nhà - Trẻ có kỹ năng phân nhóm đồ dùng sản phẩm nghề xd.Trẻ biết lau lá , tưới cây, nhổ cỏ…
- Trẻ biết giữ gìn đd và sản phẩm
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
- Nghe các bài dân ca
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút HDPÂN:  Xướng âm Cháu hát về đảo xa
- Hoàn thiện vở bế tập tô
- Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
- TCM:  Người đưa thư
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 4 tuần từ ngày 25/11 đến ngày 20/12/2024
Tuần 15: Từ ngày 16 đến  ngày 20 tháng 12 năm 2024
*GV dạy chiều: Tạ Thị Ngọc Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định, TCTV:Ống nghe, kim tiêm, nhiệt kế
của nghề giúp đõ cộng đồng.
 
* Tổ chức hoạt động
- Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Cháu yêu cô chú công nhân  
Văn học
Thơ “Ước mơ của tý”
LQVT
Tách gộp 1 nhóm có 8 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
Âm nhạc
BD: Wennerman, Cháu hát về đảo xa, cháu yêu cô thợ dệt
 Nghe hát: Hạt gạo làng ta
Trò chơi: Vũ điệu hóa đá
 
Cho trẻ trải nghiệm với nước, sự hòa tan của nước,
Nhảy ba bố
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng,bá sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
- lô tô, tranh ảnh bộ đội , công an, bác sĩ..
-  Nước, bình tưới, giẻ lau…
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc TH vẽ, cắt dán đd, sản phẩm nghề giúp đỡ cộng đồng
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp nghề tại góc tạo hình, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN
 
rửa tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở hát ru ,dân ca cho trẻ nghe
 
bữa phụTrò chuyện tự chải răng rửa mặt


 
- LDĐC bằng hột hạt NVL TN
- Chơi théo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Học tiếng anh
- HĐMT: NNTH:  của nàng bò Millie:Căn phòng: Xưởng bánh
- HD cùng chơi: Những chiếc bánh to-nhỏ
- Nêu gương cuối ngày

- Chơi t heo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Dạy kiến thức mới
Đóng chủ đề
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ


 
       
TUẦN 15               
NHÁNH 4: NGHỀ PHỔ BIẾN QUEN THUỘC (BỘ ĐỘI, BÁC SỸ)
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 16/12 -20/12/2024

Ngày dạy: Thứ 2/16/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Bò dích dắc qua 7 điểm
                                         Trò chơi: Ném bóng vào rổ
        I. Mục tiêu
       - Trẻ biết bò vòng qua 7 điểm dích dắc, cách nhau 1,5m theo đúng yêu cầu, biết chống hai tay xuống sàn người nhổm cao lên, bò bằng bàn tay, bàn chân về phía trước chân nọ tay kia mắt nhìn thẳng về phía trước, biết chơi trò chơi ném bóng vào rổ
        - Trẻ có kỹ năng bò dích dắc qua 7 điểm, phát triển sức mạnh của các bắp và sự di chuyển nhịp nhàng
       - Trẻ có tính kỷ luật, tinh thần tập thể.
        II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Một số vỏ hộp, 2 quả bóng , sân tập sạch sẽ, chiếu
        2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế trẻ thoải mái, vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô đọc câu đố về nghề y
       Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
Cho ta khỏe mạnh, vui chơi, học hành?
+ Các y, bác sĩ thường làm công việc gì?
+ Để cơ thể khỏe mạnh chúng mình phải làm gì?
=> Để cơ thể khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích thì các con phải chịu khó ăn đầy đủ các chất và thường xuyên tập thể dục. Hôm nay cô dạy các con bài thể dục “Bò dích dắc qua 7 điểm”
2.  Khởi động
- Cô cho trẻ đi các kiểu đi, chạy: đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh,chạy chậm, đi  nhanh, đi thường, chuyển đội hình.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
- Tay: Tay đưa cao, ra trước
- Bụng: Cúi gập người về trước
- Chân: Nâng cao chân, gập gối.
b. Vận động cơ bản: “Bò dích dắc qua 7 điểm”
- Cô giới thiệu tên bài.
- Tập mẫu: Cùng 1 nhóm trẻ.
     + Lần 1: Cô tập trọn vẹn
    + Lần 2: Tư thế chuẩn bị đứng trước chiếu, tay thả xuôi. Khi có hiệu lệnh  “bò”  thì hai ta thả chống xuống sàn đầu gối hơi khuỵ và bò chân nọ tay kia, bò dích dắc qua 7 điểm thì đứng dậy đi về cuối hàng đứng.
- Trẻ thực hiện
     + Lần lượt từng cá thực hiện
     + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
- Củng cố: Cho 1  trẻ lên thực hiện, kết hợp hỏi trẻ lại tên bài
c. Trò chơi: Ném bóng vào rổ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét trẻ chơi.
4. Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập.
* Kết thúc:
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng.  
 



- Nghề y
- Khám bệnh, điều trị...




- Trẻ lắng nghe


- Khởi động theo hiệu lệnh của cô


  Trẻ tập cùng cô:
 - 5lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp
 - 5 lần x 8 nhịp

 - Trẻ chú ý nghe


- Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn





- Trẻ thực hiện


- Trẻ chơi


- Đi lại nhẹ nhàng

- Trẻ ra chơi

           __________________________________________           
Ngày dạy: Thứ 3/17/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: Trò chuyện nghề giúp đỡ cộng đồng: Bác sỹ
        I. Mục tiêu
        - Trẻ nói được Bác sỹ là những người chăm sóc sức khỏe, chữa bệnh cho mọi người, nghề y là những nghề giúp đỡ cộng đồng, trẻ biết được nơi làm việc, trang phục, công việc và đồ dùng của bác sỹ.
- Trẻ có kĩ năng quan sát, so sánh, khả năng ghi nhớ có chủ định. Rèn cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo trong khi hoạt động .
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết yêu quý kính trọng bác sỹ.
        II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng:
+ Thiết kế giáo án điện tử: Hình ảnh một số nghề, bệnh viện
+ Đồ dùng của bác sỹ: Tai nghe, áo blu, nhiệt kế, kéo, xi lanh.. hình ảnh quá trình khám bệnh của bác sỹ, bảng đa năng, chướng ngại vật.
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
        2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở giới thiệu bài
- Cả lớp cùng vận động với cô “Cháu yêu cô chú công nhân”
+ Bài hát này nói về ai?
+ Trong bài hát các cô chú công làm những công việc gì?
+ Bây giờ bạn nào giỏi hãy kể cho cô và các bạn biết bố mẹ con làm nghề gì?
=> Các con ạ, trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề là một công việc khác nhau, cũng giống như bố mẹ chúng mình, tất cả mọi người đều phải làm việc rất vất vả để tạo ra những sản phẩm để kiếm tiền nuôi gia đình, nuôi các con ăn học đấy.
- Hôm nay cô cùng các con cùng tìm hiểu về nghề y nhé.
2. Trò chuyện về nghề giúp đỡ cộng đồng: Bác sỹ
* Nơi làm việc của bác sỹ
- Cô xuất hiện hình ảnh bệnh viện
+ Cô có hình ảnh gì đây?
+ Đây là nơi làm việc của ai?
+ Mọi người thường đến đây để làm gì?
+ Ai là người làm công việc khám bệnh cho bệnh nhân?
+ Ngoài bệnh viện các bác sỹ còn làm việc ở đâu?
=> Bệnh viện là nơi làm việc của các bác sỹ, ngoài bệnh viện bác sỹ còn làm việc tại các trung tâm y tế, các phòng khám tư nhân và còn đến tận nhà để khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho bệnh nhân. Ngoài ra bác sỹ, y tá còn làm việc tại trường học để chăm sóc sức khoẻ cho chúng mình đấy.
* Trang phục của bác sỹ
- Cô xuất hiện mũ và áo blu
+ Cô có gì đây?
+ Trang phục của bác sỹ như thế nào?
+ Trang phục gồm có gì?

+ Trên áo và mũ con nhìn thấy gì?

+ Ngoài màu trắng còn những màu gì con biết?
=> Đây là trang phục của bác sỹ gồm có áo blu, mũ và khẩu trang, ngoài trang phục màu trắng còn có trang phục màu xanh
* Công việc của bác sỹ
- Cô xuất hiện hình ảnh bác sỹ khám bệnh
+ Con hãy kể về công việc của các bác sỹ?
+ Các bác sỹ đang làm gì?
+ Bạn nào đã từng đến bệnh viện để bác sỹ khám chữa bệnh?
+ Bác sỹ khám bệnh cho con như thế nào?
+ Thái độ của các bác sỹ thế nào?
=> Công việc của các bác sỹ là người khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho chúng ta khi bị ốm đau.
* Đồ dùng của bác sỹ
- Cô xuất hiện tai nghe và xi lanh
+ Cô có đồ dùng gì đây?
+ Các bác sĩ thường sử dụng những đồ dùng gì?
+ Những đồ dùng này để làm gì?
+ Ngoài những đồ dùng này ra còn rất nhiều đồ dùng trang thiết bị cho bác sỹ khám chữa bệnh nữa đấy
+ Ai có ước mơ sau này lớn lên được làm bác sĩ?
+ Yêu quý các bác sĩ, cô y tá các con phải làm gì?
 =>Các bác sĩ và cô y tá làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho mọi người, công việc của các bác sĩ rất vất vả vì vậy các con phải luôn quý trọng và ghi nhớ công ơn của các bác sĩ.
+ Các bác sỹ làm nghề y và ghề y là nghề giúp đỡ cộng đồng đấy, vậy ngoài nghề y ra các con còn biết những nghề giúp đỡ cộng đồng nào?
=> Nghề giúp đỡ cộng đồng là những nghề cao quý và vô cùng quan trọng đối với xã hội, ngoài nghề y các nghề có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, nghề này hỗ trợ cho nghề kia để cùng tồn tại phát triển. Nhưng dù làm nghề gì mọi người cũng phải yêu nghề nghiệp của mình, tôn trọng nghề của người khác, biết chia sẻ cùng nhau trong khi thực hiện công việc. Cũng như các con cũng học chung một lớp phải biết yêu thương đoàn kết lẫn nhau, các con phải yêu quí và trân trọng những người làm nghề
* Cô mở rộng: Cho trẻ xem hình ảnh về một số nghề khác trong xã hội.
3. Trò chơi: Hãy chọn đúng
 - Cách chơi: Cô đã chuẩn bị rất nhiều hình ảnh về quá trình khám chữa bệnh của bác sỹ, nhiệm vụ của các con lên chọn đúng đúng các hình ảnh ghép trình tự quá trình khám chữa bệnh. Khi có hiệu lệnh trẻ đầu hàng nhảy bật qua chướng ngại vật lên chọn hình ảnh, mỗi bạn chỉ được chọn 1 hình ảnh gắn lên bảng của đội mình sau đó chạy về cuối hàng, thời gian là 1 bản nhạc.
+ Luật chơi: Đội nào gắn đúng hình ảnh sẽ là đội thắng cuộc
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô khuyến khích, động viên trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả, tuyên dương trẻ
4.Kết thúc: Cho trẻ ra chơi.



- Cô chú công nhân
- Trẻ kể

- 2 trẻ kể





- Trẻ lắng nghe



- Bệnh viện
- Bác sỹ, y tá...

- Khám bệnh
- Bác sỹ
- Trẻ kể




- Trẻ lắng nghe


- Trang phục của bác sỹ
- Trẻ trả lời
- Quần áo, mũ, khẩu trang
- Mũ có hình chữ thập đỏ
- Màu xanh


- Trẻ lắng nghe


- Trẻ kể


- Trẻ trả lời
- Chu đáo, ân cần...

 
-Trẻ lắng nghe


- Trẻ kể
- Trẻ kể


- Trẻ trả lời




- Trẻ chú ý nghe


- Trẻ kể






 

- Trẻ lắng nghe


- Trẻ chú ý xem










-Trẻ lắng nghe

-Trẻ chơi

-Trẻ ra chơi
Ngày dạy: Thứ 4/18/12/2024
                                                    HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Thơ: Ước mơ của Tý
       I. Mục tiêu
       - Trẻ biết tên bài thơ, tác giả, hiểu nội dung bài thơ: Nói về ước mơ của bạn nhỏ, muốn làm cảnh sát đứng ngã tư đường để người sang đường được an toàn . Trẻ có khả năng đọc biểu cảm bài thơ, biết cảm nhận được vần điệu êm dịu, nhẹ nhàng, sâu lắng qua nhịp điệu chậm rãi của bài thơ. Trẻ hiểu các từ“Thoải mái, thì thầm, Phấn khởi”
- Trẻ có kỹ năng nghe và đọc thuộc thơ .Phát triển  ngôn ngữ cho trẻ, trẻ biết đọc thơ mạch lạc, rõ ràng
- Trẻ có ý thức tổ chức trong giờ học. Trẻ biết yêu quý và kính trọng các nghề khác nhau trong xã hội
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Tranh minh họa bài thơ
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
       2. Chuẩn bị của trẻ
- Trang phục cô và trẻ gọn gàng
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu chương trình “ Bé yêu thơ”
- Giới thiệu Ban giám khảo
- Giới thiệu 3 đội chơi:
- Giới thiệu các phần chơi
+ Phần thứ nhất: Cùng bé cảm nhận
+ Phần thứ hai: Tài năng của bé
+ Phần thứ ba: Vui cùng đồng đội
* Nội dung trọng tâm:
Cho trẻ chơi trò chơi “ Nhìn hành động, đoán tên nghề”
+ Đó là công việc của nghề gì?
+ Ngoài nghề đó ra con còn biết có những nghề nào nữa?
-Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề đều có đặc điểm riêng nhưng đều mang lại những lợi ích cho cuộc sống của chúng ta.
Giáo dục trẻ yêu quý, trân trọng các nghề.
+ Đây là trang phục của ai?
+ Nhìn trang phục này gợi cho chúng ta nhớ đến bài thơ nào?
-Cho 1 trẻ lên đọc
+ Bạn vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
+ Các con thấy bạn đọc như thế nào?
 Phần thứ nhất: Cùng bé cảm nhận
- Có một bạn nhỏ ước mơ trở thành một chú cảnh sát đứng gác ngã tư đường để người sang luôn an toàn, được thể hiện qua bài thơ “Ước mơ của Tý” của tác giả Lưu Thị Ngọc Lễ
2. Đọc thơ diễn cảm
- Cô đọc lần 1: Thể hiện tình cảm của bài thơ
- Cô đọc lần 2: kết hợp hình ảnh minh họa
3. Đàm thoại - giảng giải – trích dẫn
- Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Bài thơ do ai sáng tác?
- Bài thơ nói về điều gì?
- Tý đã nói với mẹ điều gì?
+ Mẹ đã hỏi Tý như thế nào?
+ Tý trả lời mẹ ra sao?
+ Chú cảnh sát làm những công việc gì?làm ở đâu?
+ Câu thơ nào nói lên điều đó?
=> Bạn Tý nói với mẹ con sẽ học giỏi, ước mơ của bạn là để làm cảnh sát đứng gác ở ngã tư đường điều đó thể hiện qua đoạn thơ
- Giải thích từ “ Thầm thì” là nói nhỏ chỉ đủ cho mẹ nghe
- Trích dẫn:     “ Mẹ, mẹ ơi
                        …………..
                        Ngã tư đường”
- Tại sao Tý lại đứng gác ngã tư đường?
- Các tín hiệu đèn màu bật thì ta đi như thế nào?
=> Bạn Tý muốn làm cảnh sát đứng gác ở ngã tư đường vì muốn người sang đường luôn an toàn, khi có đèn đỏ thì phải dừng lại ngay, khi có đèn vàng thì đi chậm lại và khi có đèn xanh thì thoái mái đi.
- Giải thích từ “ Thoải mái” là ở trạng thái hoàn toàn dễ chịu, được hoạt động tự nhiên theo ý muốn
- Trích dẫn :               “ Để người sang
                                      ………………
                                       Đèn xanh mà”
- Khi nghe Tý nói về ước mơ của mình mẹ đã nói gì với Tý?
- Được mẹ khen Tý đã cảm thấy như thế nào?
=> Khi nghe Tý nói về ước mơ của mình, mẹ Tý đã khen Tý giỏi, Tý rất vui sướng nhảy quanh nhà cười ha ha
- Giải thích từ “ Phấn khởi” là cảm thấy vui sướng trong lòng vì được cổ vũ, khích lệ.
- Trích dẫn :               “ Mẹ cười xòa
                                      ………………
                                       Anh cảnh sát”
+ Ước mơ của Tý lớn lên làm chú cảnh sát giao thông còn các con lớn lên muốn làm nghề gì?
- Qua bài thơ này con biết được điều gì?
=> Giáo dục trẻ phải chăm ngoan học giỏi để trở thành người có ích cho xã hội và kính trọng các nghành nghề khác nhau trong xã hội
 Phần thứ hai: Tài năng của bé
4. Dạy trẻ đọc thơ
- Cho trẻ đọc thơ cùng cô
- Cho cả lớp đọc thơ
- Cho trẻ đọc nối tiếp nhau
- Cho tổ, nhóm trẻ đọc
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ
- Các con vừa đọc bài thơ gì?ai sáng tác?
- Nhắc trẻ về đọc thơ cho ông bà, bố mẹ nghe
 Phần thứ ba: Vui cùng đồng đội
-Cho trẻ đóng kịch
- Cho trẻ nhận vai, nhận trang phục
- Cô tham gia đóng kịch cùng trẻ
- Nhận xét, khen ngợi tặng quà cho trẻ
5. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi







- Trẻ chú ý lắng nghe



-Trẻ trả lời

-Trẻ kể


- Trẻ chú ý lắng nghe

-Cảnh sát giao thông

-Ước mơ của Tí

- Trẻ đọc
-Lưu Thị Ngọc Lễ





-Trẻ lắng nghe


-Trẻ lắng nghe

- Ước mơ của Tý sáng tác Lưu Thị Ngọc Lễ
- Nói về ước mơ của bạn Tý
- Con học giỏi để làm cảnh sát


- Con làm cảnh sát
- Đứng gác ngã tư đường








- Trẻ trích dẫn

- Để người sang an toàn mãi
- Đèn đỏ dừng lại, đèn vàng đi chậm lại, đèn xanh đi thoải mái









- Trẻ trích dẫn

- Khen Tý giỏi
- Tý phấn khởi, cười ha ha








- Trẻ trích dẫn
- Trẻ trả lời




- Trẻ chú ý lắng nghe



- Trẻ đọc
- Tổ, cá nhân đọc
- Ước mơ của Tý
- Lưu Thị Ngọc Lê


- Trẻ tham gia đóng kịch


- Trẻ ra chơi
_­­­­­­­­­­­­­­­­­­___________________________________

Ngày dạy: Thứ 5/19/12/2024
           HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Tách gộp 1 nhóm có 8 đối tượng thành 2 nhóm nhỏ bằng các cách khác nhau
I. Mục tiêu
- Trẻ biết tách 8 đối tượng thành 2 phần bằng các cách tách khác nhau và khi gộp lại tổng vẫn là 8. Trẻ biết tách theo cặp số
- Trẻ có kỹ năng tách ra và gộp vào .
- Trẻ có kỹ năng lấy và cất đồ dùng đúng nơi quy định, kỹ năng hoạt động theo nhóm, kỹ năng đoàn kết trong khi hoạt động.
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu của cô, mạnh dạn trong giờ học.
     II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô  
 - Đồ dùng: Một số sản phẩm của nghề nông có số lượng là 8 , ít hơn 8 là 7, 6,5,4 các cặp thẻ số : 2:4; 3:3; 5:1
  - Đồ chơi: 4 ngôi nhà
  - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
 2. Chuẩn bị của trẻ
  - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ đựng 8 củ cà rốt, cặp thẻ số 2:4, 3:3, 5:1 và bảng con.
  - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
  III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô đọc câu đố về bác sĩ:
                  Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
          Cho ta khỏe mạnh vui tươi học hành?
+ Có những ai làm nghề y?
+ Các bác sĩ, y tá làm công việc gì?
+ Muốn cho cơ thể luôn khỏe mạnh các con phải làm gì?
=> Bác sĩ là người luôn chăm lo sức khỏe, khám chữa bẹnh khi chúng ta ốm đau, vì vậy muốn cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật các con phải thường xuyên ăn uống đủ chất, chăm tập thể dục thể thao
2. Luyện tập nhận biết nhóm đối tượng có số lượng là 8
-  Trên đây cô có 1 số hình ảnh, đố chúng mình biết là gì nào? (Cô cho trẻ xem 1 số hình ảnh về đồ dùng của nghề y như tai nghe, xi lanh, áo blu, kéo….)
- Cô trò chuyện về các đồ dùng
- Trẻ quan sát các đồ dùng có số lượng là 7,6,5,4
+ 7 cái tai nghe
+ 6 cái xi lanh
+ 5 áo blu
+ 4 cái kéo
(Sau mỗi lần cho trẻ quan sát cho trẻ thêm mỗi đồ dùng cho đủ số lượng là 8 và chọn số phù hợp, cô cùng đếm để kiểm tra)
3.Tách, gộp nhóm có số lượng 6 thành 2 phần.
* Tách gộp theo ý thích:
- Cô sẽ thưởng cho chúng mình mỗi bạn 1 món quà các con nhanh tay cầm về phía trước nào
- Cho trẻ xếp hết số cà rốt lên ô đất màu trắng và đếm
   + Có mấy củ cà rốt?
-Cho trẻ tách theo ý thích của trẻ vào 2 mảnh vườn màu xanh và màu đỏ
- Khi trẻ thực hiện cô kiểm tra kết quả của trẻ và hỏi trẻ cách tách và gộp số lượng 8 củ cà rốt bằng cách nào.
* Tách, gộp theo yêu cầu:
- Cô dẫn dắt để trẻ tách, gộp số cà rốt theo yêu cầu của cô theo các cách khác nhau (Cách 1: 1 - 7; Cách 2: 2 - 6; cách 3: 3 – 5; cách 4: 4-4.
- Hãy tách 1 củ cà rốt trồng xuống mảnh đất màu xanh phía dưới, những củ còn lại trồng ở mảnh vườn màu đỏ và đặt thẻ số tương ứng
    + Mảnh vườn màu xanh có 1 củ cà rốt, vậy mảnh vườn màu đỏ có mấy củ cà rốt?
    + Các con cùng đếm và đặt thẻ số tương ứng?
- Cho trẻ gộp 2 phần lại và hỏi:
+ 7 củ cà rốt với 1 củ cà rốt là mấy củ cà rốt?
- Các con hãy tách 2 củ cà rốt trồng xuống mảnh vườn màu xanh, những củ còn lại trồng ở mảnh vườn màu đỏ và đặt thẻ số tương ứng
+ Mảnh vườn màu xanh có 2 củ cà rốt, vậy mảnh vườn màu đỏ có mấy củ cà rốt?
+ Các con cùng đếm và đặt thẻ số tương ứng?
- Cho trẻ gộp 2 phần lại
+ 6 củ cà rốt gộp với 2 củ cà rốt là mấy củ cà rốt?
- Các con hãy tách 3 củ cà rốt trồng xuống mảnh vườn màu xanh, những củ còn lại trồng ở mảnh vườn màu đỏ và đặt thẻ số tương ứng
+ Mảnh vườn màu xanh có 3 củ cà rốt, vậy mảnh vườn màu đỏ có mấy củ cà rốt?
+ Các con cùng đếm và đặt thẻ số tương ứng?
- Cho trẻ gộp 2 phần lại
+ 5 củ cà rốt gộp với 3 củ cà rốt là mấy củ cà rốt?
- Bây giờ cô muốn tách số cà rốt trồng vào 2 mảnh đất có số lượng bằng nhau thì phải tách thế nào?
- Các con hãy tách 2 phần bằng nhau và chọn thẻ số tương ứng
- Cho trẻ tách theo thẻ số cho trước
- Sau mỗi lần trẻ thực hiện xong, cô cho trẻ kiểm tra bằng cách quan sát tách gộp của cô trên màn hình.
+ Từ 8 củ cà rốt có bao nhiêu cách tách thành 2 phần? Là những cách nào?
+ Ngoài cà rốt ra các con có thể tách 8 đồ vật hoặc đồ chơi bằng các cách này nữa đấy
- Cô hệ thống lại các cách tách qua sơ đồ trên màn chiếu.
+ Theo các con ngoài cách chia 8 củ cà rốt thành 2 phần còn cách chia nào khác không?
- Cô giới thiệu cách chia 8 củ cà rốt thành 3, 4 phần:1-2-5; 2-4-2; 1-3-1-3
- Cô dẫn dắt để trẻ cất cà rốt vừa cất vừa đếm.
4. Luyện tập
* Cho trẻ chơi trò chơi “Tập tầm vông ”
+ Các con hãy nhìn xem trong rổ còn có gì nữa?
+ Hạt lạc dùng để làm gì? Các con được ăn các hạt lạc này bao giờ chưa?hạt lạc thuộc nhóm chất gì mà cô đã dạy các con rồi?
- Các con ạ! Hạt lạc là chất béo rất cần thiết cho nhu cầu ăn uống cho gia đình chúng mình đấy các con ạ.Vậy bây giờ các con có muốn chơi trò chơi với những hạt lạc này không?
- Cho trẻ đếm số hạt lạc, yêu cầu trẻ tách-gộp 8 hạt lạc thành 2 nhóm nhỏ theo yêu cầu của cô.
+ Để xem kết quả các con chia thế nào bây giờ chúng ta cùng chơi trò chơi tập tầm vông nào!
- Cô nhận xét khen ngợi trẻ.
b. Trò chơi: Tìm bạn thân
- Cô giới thiệu trò chơi Tìm nhà
- Cách chơi: Cô có 4 ngôi nhà có gắn các số 1,2,3,4. Các con sẽ đi vòng tròn xung quanh lớp. Khi có hiệu lệnh “ tìm nhà” thì các con nhìn xem, thẻ số mình đang cầm gộp với thẻ số của ngôi nhà nào mà khi gộp lại có kết quả là 8 thì chạy nhanh về ngôi nhà đó.
- Luật chơi: Bạn nào vào nhầm nhà thì phải nhảy lò cò về đúng nhà mình.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả sau mỗi lần chơi
5. Kết thúc:
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi



- Nghề y
- Bác sĩ, y tá...
- Trẻ kể
- Ăn uống, tập TD...



- Trẻ  lắng nghe







- Trẻ làm theo yêu cầu của cô






- Trẻ thực hiện


- 8 củ cà rốt

- Trẻ tách theo ý thích


- Trẻ tách, gộp theo yêu cầu của cô.



- Trẻ tách

- 7 củ cà rốt
- Trẻ đếm, nói số lượng.
- 8 củ cà rốt


- Trẻ thực hiện

- 6 củ cà rốt
- Trẻ đếm, nói số lượng.
- 8 củ cà rốt

- Trẻ thực hiện


- 5 củ cà rốt
- Trẻ đếm, nói số lượng.
- 8 củ cà rốt

- Mỗi mảnh có 4 củ

- Trẻ thực hiện
- Trẻ tách theo thẻ số
- Trẻ quan sát, nhận xét trên màn hình

- Có 4 cách:     1 - 7; 2 - 6;3 – 5; 4 - 4.



- Trẻ chú ý lắng nghe


- Trẻ trả lời.









- Trẻ trả lời


-Trẻ chơi





- Trẻ chú ý nghe







- Trẻ lắng nghe

- Cả lớp chơi 2(3) lần


- Trẻ thu dọn đồ chơi
   ___________________________________

Ngày dạy: Thứ 6/20/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
 Âm nhạc: NDTT: Biểu diễn: Wennerman, Cháu hát về đảo xa, Cháu yêu cô thợ dệt
NDKH: Nghe hát: Hạt gạo làng ta
                                                   Trò chơi: Vũ điệu hóa đá

I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng vận động bài hát Wennerman và vỗ tay theo tiết chậm bài: Cháu yêu cô thợ dệt, Cháu hát về đảo xa, trẻ mạnh dạn, tự tin lên biễu diễn phát triển năng khiếu âm nhạc.
- Trẻ biết hát vận động tự nhiên, thể hiện tình cảm của mình với các bài hát khi biểu diễn, hát đúng giai điệu bài  hát .
- Trẻ biết yêu quý kính trọng các nghề
II.Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Hình ảnh về chú bộ đội
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động

 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1.Gợi mở gây hứng thú
- Cô đọc câu đố:
Ai người đo vải
Rồi lại cắt may
Áo quần mới đẹp
Nhờ bàn tay ai?
           ( Là ai ?)
- Ai may quần áo đẹp cho các con ?
- Vậy muốn có những tấm vải đẹp để may thì cần có ai?
=> Cô thợ dệt nhịp nhàng dệt từng tấm lụa tơ để may quần áo cho chúng ta mặc hàng ngày ... đó chính là nội dung của bài hát nào mà các con đã được học
2. Biểu diễn bài: Wennerman, Cháu hát về đảo xa, Cháu yêu cô thợ dệt
* Hát vỗ tay theo TTC bài Cháu yêu cô thợ dệt, cháu hát về đảo xa
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay theo TTC 1 lần
- Nhóm hát vỗ tay 1 - 2 lần
- Tổ luân phiên hát vỗ tay
- Cho cả lớp hát
- Ngoài cô thợ dệt thì cô chú bộ đội cũng rất vất vả để canh giữ bảo vệ Tổ quốc đấy
- Cả lớp hát kết hợp vỗ tay TTTC bài Cháu hát về đảo xa
- Tổ, nhóm hát vỗ tay
- Cho cả lớp hát một lần
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát và sửa sai cho trẻ
* Vận động bài hát: Wennerman
- Cô giới thiệu về bài hát
+ Cho cả lớp hát một lần
- Bài hát này sẽ hay hơn nữa khi chúng mình vận động bằng bộ gõ cơ thể theo lời bài hát
- Cả lớp vận động
- Tổ, nhóm vận động
- Trong khi trẻ thực hiện cô bao quát và sửa sai cho trẻ
3. Nghe hát bài “Hạt gạo làng ta”
- Bài hát nói về hạt gạo được làm ra với tất cả sự vất vả chinh phục thiên nhiên và tình yêu của mẹ với quê hương mà kết tinh lại thành hạt gạo trắng thơm mà chúng ta ăn hàng ngày.Và đó chính là lời bài hát Hạt gạo làng ta cô Thúy hát cho các con nghe
- Lần 1: Cô hát thể hiện tình cảm bài hát
- Lần 2: Cô hát mời nhóm trẻ lên múa minh hoạ
- Lần 3: Cho trẻ hưởng ứng cùng cô
 4.Trò chơi: Vũ điệu hóa đá
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Cô mở nhạc và yêu cầu trẻ nhảy theo nhạc, tự tạo cho mình những vũ điệu độc đáo nhất và khi nhạc dừng thì trẻ cũng phải dừng, đồng thời giữ nguyên tư thế như lúc đang nhảy, đến khi nhạc nổi lên lại nhảy tiếp. Và cứ thế, trò chơi tiếp tục, nếu nhạc dừng mà bạn náo nào vẫn còn nhảy thì xem như thua cuộc.
- Tổ chức cho trẻ chơi. Cô bao quát động viên trẻ.
 5. Kết thúc:
 - Cho cả lớp nhẹ nhàng đi ra ngoài 


- Trẻ chú ý nghe




- Cô thợ dệt



- Trẻ chú ý nghe




- Trẻ hát

- Trẻ hát




- Trẻ thực hiện





- Trẻ hát

- Trẻ vận động

- Trẻ chú ý thực hiện theo yêu cầu






- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát múa cùng cô
- Trẻ hưởng ứng cùng cô.







- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi

- Trẻ ra ngoài

ĐÓNG CHỦ ĐỀ : NGHỀ NGHIỆP
- Đàm thoại về nội dung, kiến thức trẻ đã được học trong chủ đề
- Tổ chức biểu diễn văn nghệ, hát múa, đọc thơ, kể chuyện các bài đã học trong chủ đề
        - Trẻ cùng cô cất tranh chủ đề Nghề nghiệp, treo tranh chủ đề Thế giới động vật
           

                    






    

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây