Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 13 - Lớp MG Lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 02:04
CHỦ ĐỀ 4: BÉ THÍCH LÀM NGHỀ GÌ
NHÁNH 2: NGHỀ XÂY DỰNG
*GV dạy Sáng: Nguyễn Thị Phương Thúy
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô đón trẻ, trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, cất đồ dùng các nhân
- TC với trẻ về những việc làm của mình có ảnh hưởng đến người khác như
- Chơi đồ chơi mà trẻ thích

Thể dục sáng

* Nội dung
- Hô hấp: Thổi  bóng bay
- Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
- Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải
- Chân: Nhảy  sang phải.
 * Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác theo nhạc
- Trẻ biết thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài thể dục: Hô hấp, tay, lườn, chân
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* Chuẩn bị:
- Nhạc: Cháu yêu cô chú công nhân
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
              Bật xa 40 - 50cm
Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu 
KPXH
Thiết kế ngôi nhà (5E)
 
Hoạt động chơi ngoài trời 30 – 40 phút
- QSCMĐ: Nhà xây, nhà gỗ, nhà sàn , dạo chơi
- TC: Thỏ đổi chuồng, kéo cưa lừa sẻ, cắp cua bỏ giỏ, đuỏi bóng, người chăn
- Chơi tự do
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Gia đình, bán hàng, bác sỹ, cô giáo
- GXD: Xây lắp ghép các kiểu nhà
- GTH:Trẻ vẽ, nặn cắt, xé dán đụng cụ, sản phẩm nghề xây dựng,
- GKPKH: Phân nhóm đồ dùng sản phẩm nghề xây dựng
GST: Xem và đọc các loại sách về chủ đề nghề nghiệp,tô màu nét chữ
* Mục tiêu: 
- Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi  đúng mục đích
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi,, vẽ, in,tô màu, cắt, dán, cầm kéo cắt phết hồ mặt trái
- Trẻ tích cực tham gia  hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình
Ăn trưa 60 - 70 phút - Trẻ rửa tay, rửa mặt, cho trẻ vào bàn ăn , giới thiệu móm ăn,
- Nhắc trẻ giữ vệ sinh trong ăn uống, không nói chuyện trong khi ăn
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, HĐ theo ý thích 70 - 80 phút - HĐPAN: Xướng âm hát Cháu yêu cô chú công nhân
- Đồng dao: Kéo cưa lừa sẻ 
- Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
- TCM: Người làm vườn
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút                     Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân
                   Trao đổi với phụ huynh về
         Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 4 tuần từ ngày 25/11 đến ngày 20/12/2024
Tuần 13 Từ ngày 2/12 đến  ngày 6  tháng 12 năm 2024
*GV dạy chiều: Tạ Thị  Ngọc Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
 ăn kẹo cao su dính vào tóc bạn, phá đồ của bạn
 
* Tổ chức hoạt động
- Khởi động: Cho trẻ đi thành vòng tròn Kết hợp các kiểu đi chạy xen kẽ, Chuyển đội hình: hình 3 hàng dọc theo tổ
- Trọng động: Tập các động tác  hô hấp, tay, lưng, chân theo nhạc theo nhịp
* Chơi trò chơi
- Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng làm động tác chim bay quanh sân tập
LQCC
Làm quen chữ cái: u,ư
 
LQVT
Củng cố các nhóm có số lg trong phạm vi 8, nhận biết số 8.
 
Âm nhạc
NDTT: NH: Lượn tròn lượn  khéo 
NDKH: VTTTC: Hát vỗ tay ttc: Cháu yêu cô chú công nhân
 TC: Vòng tròn tiết tấu
trải nghiệm với cát khô, cát ướt
nuôi giỏi,  chó sói xấu tính ..
* Đồ chơi học liệu:
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán
- Lô tô,tranh ảnh nghề xây dựng, sách truyện , tranh ảnh về nghề xây dựng 
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ đọc bài thơ em làm thợ xây TC với trẻ về chủ đề, cho trẻ tự lựa chọn góc chơi, nội dung chơi, trẻ căm thẻ  trẻ về góc chơi về nhóm, lây đồ chơi, phân nhiệm vụ, vai chơi
- Quá trình chơi: Cô  bao quát và hướng dẫn động viên trẻ chơi. Tạo ra nhiều sản phẩm góc tạo hình,  Nhắc trẻ chơi đoàn kết, liên kết các nhóm chơi, mạnh dạn thể   hiện  đúng hành vi đạo đức của vai chơi, đi lại nhe nhàng, không nói to
- Nhận xét: Cô đến từng góc chơi nhận xét  kết quả chơi. trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi qui đinh
Động viên trẻ ăn hết xuất
 không làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
 
trong giờ ngủ của trẻ, cô cho trẻ ,dân ca, hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ
 - Thực hiện vở BLQVT
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Học tiếng  anh
HĐPMT: NNKH của Sammy.
  Căn phòng: Xưởng chế tạo ( T2)
- HĐ cùng chơi: Tạo hình chữ cái
-  Nêu gương cuối ngày
 - HDLàm đồ chơi bằng các nguyên vật liệu phế thải: rơm, len, lá cây, hột hạ
- Chơi theo ý thích
-  Nêu gương cuối ngày, cuối tuần
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập , sức khỏe của trẻ

 
         
TUẦN 13
NHÁNH 2: NGHỀ XÂY DỰNG
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 2/12 6/12/2024

Ngày dạy: Thứ 2/2/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Bật xa 40- 50 cm
      Trò chơi: Chuyền bóng qua đầu
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng bật xa 40-50cm, chuyền bóng qua đầu, phát triển các tố chất vận động sự khéo léo nhịp nhàng của tay.
- Trẻ biết bật tối thiểu 50cm, biết giữ thăng bằng khi bật, biết chơi trò chơi
- Trẻ có tính kiên trì, biết tập trung chú ý khi tập luyện
II. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của cô 
 - Đồ dùng: Bóng
 2. Chuẩn bị của trẻ
 - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ. Sân tập sạch sẽ bằng phẳng
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở gây hứng thú
- Cô trò chuyện về nghề xây dựng
+ Có những nghề gì trong xã hội mà con biết?
+ Nghề xây dựng làm ra những sản phẩm gì?
=> Để làm những sản phẩm đó chú công nhân cũng phải ăn đầy đủ các chất và thường xuyên tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh đấy. Hôm nay cô dạy các con bài thể dục “Bật xa 40- 50 cm
2. Khởi động
- Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
3. Trọng động
a.Bài tập phát triển chung:
  + Tay: Đưa 2 tay sang 2 bên kết hợp xoay cổ tay.
  + Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp chân bước sang phải
  + Chân: Nhảy sang phải.
b.Vận động cơ bản: Bật xa 40- 50 cm
- Đội hình:  Hai hàng ngang đối diện
- Cô làm mẫu
  + Lần 1: Cô làm mẫu vận động không giải thích.
+ Lần 2: Cô làm mẫu vận động kèm giải thích đầy đủ các thao tác của vận động: Cô đứng ở vạch xuất phát, tư thế chuẩn bị, hai tay chống hông, khi nghe hiệu lệnh, “Bật” hai tay đưa về trước, 2 chân khuỵ, lưng ngả về trước lấy đà bật tiến về phía trước cách 40- 50 cm, tiếp đất bằng 2 chân người hơi nhún tay đưa ra trước để giữ thăng bằng, rồi đi về cuối hàng.
- Trẻ thực hiện
  + Cho 2 trẻ khá lên tập
 + Lần lượt cho từng nhóm 2 trẻ tập đến hết lớp
  + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
 + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
- Cô hỏi lại trẻ tên bài tập
c. TCVĐ: Chuyền bóng qua đầu
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
 - Quá trình chơi cô bao quát khuyến khích trẻ thể hiện đúng vai chơi
    - Nhận xét sau khi chơi: Cô nhận xét vai chơi

4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập.
*  Kết thúc:
- Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động
 


- 2-3 trẻ trả lời



- Trẻ lắng nghe


-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô



- Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp
- 5 lần x 8 nhịp




 









- Trẻ chú ý quan sát



- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.


- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nhắc
- Chơi 2-3 lần.


- Trẻ đi lại nhẹ nhàng
____________________________________________

Ngày dạy: Thứ 3/5/12/2023
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPXH: Thiết kế ngôi nhà (5E)
       I. Mục tiêu
        - Trẻ biết được ngôi nhà có các bộ phận như mái nhà, tường nhà, cửa chính và cửa sổ, gọi tên các bộ phận thông qua việc quan sát. Biết chức năng, tác dụng của các bộ phận đó(S)
        - Trẻ biết sử dụng 1 số dụng cụ, nguyên vật liệu để khám phá ngôi nhà, biết dùng các nguyên vật liệu để thiết kế, bút vẽ để tô, vẽ tạo thành ngôi nhà(T)
        - Trẻ khám phá về đặc điểm, quan sát nhận xét về ngôi nhà(E)
        - Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình đã học để thiết kế, trang trí cho ngôi nhà(A)
        -  Trẻ đếm số lượng các bộ phận như mái nhà, tường nhà, cửa chính và cửa sổ...(M)
        - Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc gọi tên các bộ phận mái nhà, tường nhà, cửa chính và cửa sổ
         - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn
        II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô
        - Trang thiết bị: Máy chiếu, mô hình ngôi nhà
        - Kéo, keo, các loại lá cây, bìa, hột hạt, màu nước, sỏi, cành cây, rơm rạ ... một số đồ dùng đồ chơi...
         2.Chuẩn bị của trẻ 
         - Đồ dùng: Bản thiết kế
         - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gắn kết
- Cho trẻ hát bài Cháu yêu cô chú công nhân
+ Các con thấy các chú công nhân làm công việc gì?
+ Các con có muốn thiết kế những ngôi nhà các chú công nhân không ?
+ Ngôi nhà con muốn thiết kế sẽ có những bộ phận nào? Bạn nào biết chia sẻ với cô và với các bạn?
- Cô cho trẻ chỉ tay vào một số bộ phận của lớp học và gọi tên
- Cô chia lớp thành 3 nhóm. Cô hỗ trợ trẻ phân công nhiệm vụ để trẻ thiết kế ngôi nhà
2. Khám phá
- Cô xuất hiện mô hình ngôi nhà một tầng và hỏi trẻ
+ Ngôi nhà có những bộ phận nào?
+ Phần dưới là nền nhà cô thiết kế bằng nguyên liệu nào?
+ Vậy tường nhà như thế nào? làm bằng gì?
+ Cô tô màu gì?
+ Mái nhà như thế nào?
+ Thiết kế thế nào? có màu gì?

+ Các cửa sổ và cửa chính như thế nào?
- Cô đưa ra các chất liệu cho mỗi nhóm.
- Cô chia lớp thành 3 nhóm lên lấy các nguyên vật liệu của nhóm mình để về nhóm dán vào bảng phân loại.
- Cô đi bao quát hỗ trợ các nhóm trong quá trình các nhóm khám phá.
- - Các nhóm vừa được khám phá các nguyên vật liệu để thiết kế, cô mời các con về chỗ ngồi để cùng chia sẻ về cách thiết kế cùng nhóm của bạn.
3. Giải thích
- Cô mời các nhóm chia sẻ về bản thiết kế ngôi nhà
- Cô lắng nghe ý kiến chia sẻ của trẻ.
- Cô hỏi ý kiến của các nhóm còn lại về chia sẻ của nhóm bạn
+ Nhóm của con đã làm như thế nào?
+ Những nguyên vật liệu nào sẽ được sử dụng?
+ Phần tường và mái nhà sử dụng nguyên liệu nào?
+ Qua việc khám phá này con rút ra kết luận là gì?
=> Muốn thiết kế một ngôi nhà đẹp các con phải sử dụng nhiều nguyên vật liệu khác nhau kết hợp là việc tô màu, phối màu sao cho thành ngôi nhà hoàn chỉnh.
4. Áp dụng
- Cô chia trẻ làm 3 nhóm chơi cho trẻ lên lấy đồ dùng và thực hành theo yêu cầu của cô
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng về và thực hiện, cô bao quát khuyến khích trẻ
+ Nhóm con đang thiết kế ngôi nhà bằng những nguyên liệu gì? Làm như thế nào? 
- Cho trẻ mang sản phẩm của mình lên trưng bày
5. Đánh giá
- Cho trẻ lên trình bày ý tưởng và sản phẩm của mình
- Từng nhóm sẽ lên giới thiệu với cả lớp về chất liệu, bản thiết kế, ai đã thiết kế phần nào trong ngôi nhà
+ Con đã thiết kế như thế nào?
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
  5. Kết thúc:
   - Cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.

- Cả lớp hát cùng cô 1 lần
- Xây nhà, cầu, đường...

- Trẻ trả lời

- Trẻ cùng chia sẻ

- Trẻ nhắc lại cùng cô
- Trẻ tự nhận về các nhóm, các thành viên hội ý tự phân công nhiệm vụ

- Trẻ kể
- Bằng bìa cứng
- Có dạng hình chữ nhật, bìa cứng tô màu xanh
- Trẻ trả lời
- Làm bằng rơm nhuộm màu đỏ
- Thiết kế bằng lá cây...




- Trẻ khám phá




- Trẻ thực hiện

- Trẻ kể


- Bìa, rơm, kéo, kéo, màu..

- Bìa, rơm...






- Trẻ thực hiện



- Trẻ trả lời




- Trẻ trình bày
- Trẻ trả lời


- Trẻ ra chơi

Ngày dạy: Thứ 4/4/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
                                              LQCC: Làm quen với chữ cái u, ư
       I. Mục tiêu
       - Trẻ nhận biết được chữ u, ư, biết phát âm đúng chữ cái u, ư, biết đặc điểm của chữ u,ư
       - Trẻ có kĩ năng so sánh sự giống và khác nhau của các chữ cái
       - Trẻ biết yêu quí, kính trọng người lao động
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
        -  Đồ dùng: Lô tô chữ cái, giáo án điện tử, vòng
               + 3 Tranh chữ to bài thơ " Mèo và ngựa "
    2. Chuẩn bị của trẻ
      - Tâm thế : Trẻ thoải mái, vui vẻ.
         III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú:
- Cô cho cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô thợ dệt”"
  + Các con vừa hát bài gì?
  + Trong bài hát cô thợ dệt làm nghề gì?
=> Trong xã hội có nhiều nghề khác nhau như: Nghề bác sỹ, cô giáo, bộ đội, công an, bác lái tàu... mỗi nghề có một nhiệm vụ riêng, nhưng tất cả các nghề đó đều phục vụ cho lợi ích của con người, vì vậy các con phải yêu quí, kính trọng những người lao động....
2. Làm quen với chữ cái u, ư
* Làm quen với chữ u:
- Cô cho trẻ xem hình ảnh gặt lúa trên vi tính và trò chuyện cùng trẻ:
- Cô xuất hiện hình ảnh: Gặt lúa
  + Cô có tranh gì đây?
- Cho trẻ đọc từ dưới tranh và cho trẻ đếm xem từ gặt lúa được ghép bởi bao nhiêu chữ cái, tìm chữ cái đã học trong từ
- Cho cả lớp phát âm lại chữ u
- Cô giới thiệu chữ u:
  + Cô phát âm 3 lần
  + Cho cả lớp phát âm
  + Tổ phát âm
  + Cá nhân
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ u
  + Con có nhận xét gì về đặc điểm của chữ u
  => Chữ u có cấu tạo gồm một nét móc dưới,và 1 nét sổ thẳng bên phải .
- Cô giới thiệu chữ u in hoa, in thường và chữ u viết thường
* Làm quen với chữ ư
  - Cô lấy phong bì thư ra giới thiệu cho trẻ biết
  + Ai là người mang thư đến cho người nhận?
  + Bác đưa thư làm công việc gì?
=> Mỗi chúng ta ai cũng có một gia đình hay bạn bè có những người ở gần nhưng có người lại ở xa, chúng ta muốn gửi thư, hay quà đến cho họ đều phải nhờ đến bác đưa thư, bác đưa thư rất vất vả hàng ngày đưa những bức thư đến tân tay mọi người. vì vậy các con phải biết yêu quí, kính trọng bác đưa thư.
- Cô xuất hiện hình ảnh: Bác đưa thư trên vi tính cho trẻ quan sát:
  + Cô có hình ảnh gì đây?
  + Cho trẻ đọc từ dưới tranh, tìm chữ cái đã học trong từ
  + Cho trẻ phát âm lại chữ cái đã học
- Cho trẻ tìm 2 chữ cái giống nhau
- Cô giới thiệu chữ ư
  + Cô phát âm 3 lần
  + Lần lượt từng tổ phát âm
  + Cá nhân phát âm
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ ư:
  + Chữ ư có đặc điểm gì?
=> Chữ ư có cấu tạo gồm một nét móc dưới, và một nét sổ thẳng ở bên phải, chữ ư có thêm 1 nét móc nhỏ ở phía trên của nét sổ thẳng.
3. So sánh
- Cho trẻ so sánh đặc điểm giống và khác nhau giữa chữ u và ư
  + Chữ u và chữ ư có điểm gì giống nhau?
  + Chữ u và chữ ư có điểm gì khác nhau? 
=> Chữ u và chữ ư đều có một nét móc dưới, và một nét sổ thẳng ở bên phải, nhưng chữ ư có thêm một nét móc ở phía trên của  nét  sổ  thẳng còn chữ u thì không có.
4. Trò chơi
- Cô giới thiệu trò chơi " Thi ai nhanh"
  + Cô phát cho mỗi trẻ một rổ đựng các chữ cái đã học, cho trẻ tìm chữ cái theo hiệu lệnh: Cô nói chữ gì trẻ phải tìm nhanh chữ đó và giơ lên
  + Cô cho trẻ chơi 3(4) lần, cô bao quát, động viên trẻ
- Giới thiệu trò chơi : Tìm chữ cái
- Ngoài những nghề trên con còn biết những nghề gì khác?
- Cô cho trẻ kể các nghề trẻ biết
- Cô giới thiệu cách chơi cho trẻ: Trên đây cô có bức tranh có viết bài thơ” Mèo và ngựa” nhiệm vụ của các con phải bật qua vòng lên gạch chân chữ cái u, ư, thời gian là một bản nhạc khi bản nhạc kết thúc đội nào gạch đúng và nhiều là đội chiến thắng
  + Cô động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả chơi của trẻ
- Cô nhận xét chung
5. Kết thúc: Cho trẻ ra ngoài chơi

- Cả lớp hát 1 lần
- Cháu yêu cô thợ dệt
- Dệt vải
- Trẻ kể



- Trẻ lắng nghe


- Trẻ chú ý quan sát


- Gặt lúa

- Cả lớp đọc và đếm, trẻ tìm chữ u
- Cả lớp phát âm 3 lần

- Trẻ lắng nghe
- Cả lớp phát âm
- Lần lượt từng tổ
- 3(4) trẻ
- 2(3) trẻ nhận xét bổ xung ý kiến cho nhau
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chú ý quan sát



- Bác đưa thư
- Đưa thư





- Trẻ lắng nghe

- Trẻ quan sát
- Bác đưa thư

- Cả lớp đọc
- Trẻ phát âm


- Trẻ lắng nghe
- Mỗi tổ phát âm 3 lần
- 2(3) trẻ
- Trẻ nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau


- Trẻ lắng nghe





- 3 (4) Trẻ nhận xét

- Trẻ lắng nghe




- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ kể




- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi


- Cả lớp ra ngoài
________________________________________________

Ngày dạy: Thứ 5/5/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
           LQVT: Củng cố các nhóm có số lượng trong phạm vi 8. Nhận biết  số 8
       I. Mục tiêu
       - Trẻ thực hiện được đếm trên đối tượng trong phạm vi 8 và đếm theo khả năng Trẻ nhận biết các nhóm có số lượng 8, Nhận biết số 8
       - Trẻ có kỹ năng quan sát, kỹ năng đếm trong phạm vi 8, kỹ năng xếp tương ứng 1-1
       - Trẻ có ý thức trong giờ học, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, giữ gìn cẩn thận
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
       -  Đồ dùng:  Cô thiết kế giáo án điện tử hình ảnh về nghề giáo có số lượng trong phạm vi 8, 8 củ cà rốt 8 con thỏ, thẻ số từ 3 đến 8 thiết kế trên máy tính

       2. Chuẩn bị của trẻ
       - Đồ dùng : Mỗi trẻ có 8 con thỏ, 8 củ cà rốt, thẻ số từ 3 đến 8, mỗi tổ một tờ giấy dán số 8, một số tranh sản phẩm nghề của nghề nông, 9 cái vòng thể dục.
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở.
- Cho trẻ hát bài” Cháu yêu cô chú công nhân
+ Các con thấy các cô chú công nhân làm việc có vất vả không?
+ Chúng mình thêt hiện lòng yêu quý đối với chú công nhân như thế nào?
=>  Các cô chú công nhân rất vất và thể hiện tình cảm của mình, các con hãy  yêu quý và kính trọng những ngưới làm các nghề này đúng không nào.
 2. Ôn nhận biết trong phạm vi 7
- Cô cho trẻ xem hình về một số đồ dùng trong phạm vi 7, kết hợp cho trẻ đếm nói tên, khích chuột chọn số chỉ số lượng phù hợp với hình ảnh 
- Cho trẻ xem hình ảnh.
    + 7 các cuốc
    + 6 cái xẻng ( Cô yêu cầu trẻ lên kích chuột bỏ số không phù hợp với hình ảnh
    + 5 cái búa
    + 4 cái bay Cô yêu cầu trẻ lên kích chuột chọn số phù hợp
- Chúng mình được quan sát 1 số hình ảnh về đồ dùng nghề xây dựng Hôm nay các cô chú gửi cho mỗi bạn 1 rổ đồ chơi các con xem trong rổ có gì ?
 3. Tạo nhóm có số lượng 8, nhận biết số 8
- Cho trẻ lấy rổ đồ chơi để lên phía trước.
- Trong rổ có gì?
+ Chúng mình hãy chọn hết con thỏ xếp vào bảng theo hàng ngang từ trái sang phải, cách đều nhau.
- Hãy chọn 7 củ cà rốt xếp tương ứng 1-1 từ trái sang phải, dưới con thỏ
- Cô xếp sau trẻ, bao quát, kiểm tra trẻ xếp. Đàm thoại với trẻ:
+ Nhóm thỏ và nhóm cà rốt như  thế nào với nhau?
+ Nhóm thỏ và nhóm cà rốt nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn là mấy? Tại sao ?
=>Nhóm thỏ  nhiều hơn nhóm cà rốt là 1 vì thừa ra 1con thỏ.
-  Cho trẻ đếm 2 nhóm
+ Nhóm cà rốt và nhóm thỏ nhóm nào ít hơn ? ít hơn là mấy? Tại sao ?
=> Nhóm cà rốt ít hơn nhóm thỏ là 1 vì thiếu 1 củ cà rốt
+ Muốn số cà rốt  bằng số thỏ phải làm thế nào?
+ Hãy xếp thêm 1 củ cà rốt

+ Nhóm thỏ và nhóm cà rốt như thế nào với nhau?
+ Cho trẻ đếm nhóm cà rốt, nhóm thỏ
+ Nhóm thỏ và nhóm cà rốt bây giờ cùng là mấy?
+ 7  thêm 1 là mấy?
+ Để biểu thị nhóm có 8 con thỏ và nhóm 8 củ cà rốt đặt thẻ số mấy ?
- Cô đọc mẫu Số 8, cho cả lớp đọc, cá nhân đọc
- Cho trẻ tìm số 8 đặt về phía phải của nhóm thỏ và nhóm cà rốt
+ Chú  thỏ  ăn 1 củ cà rốt ( 8 bớt 1 còn mấy)? chọn số
mấy đặt vào)
 + 7 củ cà thêm 1 củ cà rốt nữa bằng mấy?
 +  Vậy chúng mình cất số mấy ?
 + Bây giờ chọn số mấy ?
 + 8 củ cà rốt các chú thỏ ăn 2 củ cà rốt  vậy  còn mấy củ cà rốt?
+ 6 củ cà rốt bớt 3 củ cà rốt còn mấy ?
+ 3 bớt 3 còn mấy
- Cho trẻ đếm nhóm thỏ
+ Trời tối các chú thỏ phải về nhà( cất nhóm thỏ vừa cất vừa đếm) ngược từ 8 trở về 1, cất thẻ số 8
- Cho trẻ cất đồ dùng ra phía sau
- Củng cố:
- Cô xuất hiện giỏ quả táo có số lượng là 8
   + Cho trẻ lên chọn số 8
- Cô xuất hiện giỏ 6 củ cải thêm mấy củ nữa để có số lượng là 8, cả lớp đếm cùng cô kiểm tra
4. Luyện tập luyện đếm đến 8.
* Trò chơi:Thi dán đồ dùng nghề xây dựng
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cách chơi: Tặng cho mỗi tổ 1 bức tranh đã dán sẵn số 8  và một số đồ dùng nghề xây dựng, 3 tổ xếp hàng khi có nhạc 3 bạn đầu hàng bật liên tục vào từng vòng lên dán vào bức tranh  để có đủ số lượng là 8,  mỗi bạn chỉ được dán 1 hình ảnh sau đó đi về cuối hàng bạn thứ 2 lại tiếp tục khi nào bản nhạc kết thúc thì dừng lại
  -Luật chơi: mỗi bạn chỉ được dán 1 hình ảnh
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô kiểm tra kết quả của 3 tổ 
* Kết thúc:
- Cô dẫn dắt cho trẻ ra chơi


- Cá nhân trẻ trả lời

- Trẻ trả lời tự do


- Trẻ lăng nghe





- Trẻ quan sát thực hiện theo yêu cầu
- 1 trẻ


- 1 trẻ
- 1 trẻ

- Trẻ lắng nghe




- Con thỏ và củ cà rốt

-Trẻ thực hiện theo yêu cầu


- Không bằng nhau

- Nhiều hơn là 1




- Ít hơn, là 1vì 1 con thỏ không có cà rốt
- Thêm 1 củ cà rốt
- Trẻ xếp thêm 1 củ cà rốt
- Bằng nhau
- Trẻ đếm
- Cùng bằng 8
- 7 thêm 1 bằng 8
- số 8

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Số 7

- Bằng 8
- Số 7
-  số 8
                         
- Trẻ bớt chọn số 6
- Trẻ bớt chọn số 3
- Hết

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu
- Trẻ đếm
- 1 trẻ
- 1 trẻ



- 1( 2) trẻ




- Chú ý nghe cô giới thiệu cách chơi


- Trẻ thi đua nhau

- Trẻ ra chơi
_________________________________________

Ngày dạy: Thứ 6/6/12/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
                   Âm nhạc: NDTT: Nghe hát: Lượn tròn lượn khéo
                    NDKH: Hát VTTTTC: Cháu yêu cô chú công nhân
                               Trò chơi : Vòng tròn tiết tấu
        I. Mục tiêu
- Trẻ có kĩ năng nghe nhạc nhằm phát triển tai nghe âm nhạc cho trẻ, kĩ năng vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Trẻ thuộc bài hát và biết vỗ tay theo tiết tấu chậm của bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”, thể hiện được cảm xúc của mình khi hát, biết chơi đúng luật trò chơi Vòng tròn tiết tấu.  
- Trẻ biết ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, có ý thức trong giờ học.  
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng : Hình ảnh làm việc của các cô chú công nhân xây dựng
       - Thiết bị: Đàn, máy tính, máy chiếu
       2. Chuẩn bị của trẻ
       - Đồ dùng : Phách tre, xắc xô, thìa.     
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái vui vẻ
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú:
- Trò chuyện về công việc của cô chú công nhân, giới thiệu bài.
- Cô giới thiệu cho trẻ xem hình ảnh về công việc của cô, chú công nhân. Cô hỏi trẻ
  + Con có nhận xét gì về hình ảnh này ?
( Đây là ai? Đang làm gì ?)
=> Đây là các cô chú công nhân đang xây những công trình lớn phục vụ cho tổ quốc mang niềm vui đền cho mọi người..  - Giới thiệu bài hát Cháu yêu cô chú công nhân sáng tác Hoàng Lân.
2. Nghe hát “Lượn tròn lượn khéo”
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Lượn tròn lượn khéo. Nhạc và lời Văn Chung
- Lần 2: Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát
  + Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào?
=> Cô giới thiệu giai điệu và tóm tắt nội dung.
- Lần 3: Cô múa trên nền nhạc
- Lần 4: Cô hát, 1 số trẻ múa minh họa theo lời bài hát
- Lần 5: Cho trẻ hưởng ứng theo vi deo bài hát
 3. Hát vỗ tay theo tiết tấu chậm bài hát "Cháu yêu cô chú công nhân "
- Cô cho cả lớp hát
+ Bài hát nói về ai? Chú công nhân làn những công việc gì?
=>Chú công nhân xây nhà, cô công nhân may quần áo, mỗi nghề có công việc khác nhau, các bạn đề yêu quý trọng cô chú công nhân
- Để bài hát vui nhộn hơn cô con mình cùng hát kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm
- Cô cho cả lớp thực hiện
- Cho cá nhân trẻ thực hiện
- Cho trẻ thực hiện theo tổ, nhóm
- Cả lớp thực hiện kết hợp đệm dụng cụ âm nhạc
- Cô động viên, sửa sai cho trẻ khuyến khích trẻ vận động tự nhiên, vui tươi
4. Trò chơi " Vòng tròn tiết tấu "
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Cho trẻ lấy vòng đặt thành vòng tròn trên thảm, trẻ đứng trước vòng lắng nghe nhạc. Khi có nhạc trẻ lắng nghe và nhảy, vận động theo giai điệu và tiết tấu nhanh chậm của bản nhạc.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trên nền nhạc của bài My cross riddim
- Trẻ chơi theo nhóm 2 lần
- Trẻ chơi theo tổ: 3 tổ
- Cả lớp chơi trò chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ chơi.
* Kết thúc:
 -  Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng.




- Trẻ chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi của cô






-  Trẻ nghe



- Nhẹ nhàng
- Trẻ lắng nghe



- Trẻ hưởng ứng


- Cả lớp hát
- Trẻ trả lời







-Trẻ hát
- Tổ, nhóm hát vỗ tay








- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chơi


- Trẻ ra chơi.
                   






    

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây