Kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 2 - Lớp MG lớn B

Thứ sáu - 13/09/2024 00:49
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
NHÁNH 2: TẾT TRUNG THU
*GV dạy sáng: Nguyễn Thị Nga
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo đón trẻ vui vẻ,  nhắc trẻ chào bố mẹ, cô giáo nhăc trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện vơi trẻ về đồ dùng, đồ chơi trong trường  mầm non, lớp, xem
- Cho trẻ chơi đồ chơi trong lớp

Thể dục sáng

* Nội dung
HH: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước
- Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao
- Chân: Đưa chân ra phía trước
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Bò bằng bàn tay và bàn chân 4-5m 
- Trò chơi: Chó sói xấu tính 
HĐ trải nghiệm về ngày tết trung  thu
Hoạt động chơi ngoài trời 30 – 40 phút ` Đi dạo, quan sát các khu vực trong trường mầm non, cầu trượt, cổng trường
` Chơi trò chơi: Gieo hạt, dung dăng dung dẻ, mèo đuổi chuột, chó sói 
` Chơi theo ý thích:  Vẽ , viết ngệch ngoạc trên sân, trên cát. Phối hợp các nguyên vật liệu thiên nhiên để tạo ra đồ chơi( cỏ, rơm, lá cây , sỏi….)
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV: Cô giáo, bán hàng, gia đình, bác sỹ
- GXD: Lắp ráp,  hàng rào, cổng trường mầm non, xây lớp mầm non
- GTH: Vẽ, tô màu,  về trường mầm non, phối hợp các nguyên vật liệu  để nặn đồ chơi
- ST: làm am bun về trường học an toàn
* Mục tiêu
- Trẻ biết về nhóm chơi phân vai chơi lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi  để xây,lắp ghép ,biết chia sẻ cùng bạn chơi
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, vẽ, tô màu  về trường mầm non
- Trẻ biết gữi gìn sách và sản phẩm của mình tạo ra
- TCTV: Quyển truyện, quyển sách.
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, kê bàn ăn, chuẩn bị khăn ăn. Khi rửa
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
- Trò chuyện về các món ăn trong ngày, ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch
Ngủ trưa 140 -150
phút
- Xếp ghế theo tổ, quét lớp, thu dọn đồ chơi, xếp dép
- Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 ph Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, hoạt động theo ý thích 70 - 80 phút - Dạy bù bài ngày 9/9
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Dạy bù bài ngày 10/9
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
Trả trẻ 60 - 70 phút                                                  Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân
                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
 
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 3 tuần, từ  ngày 9/9 đến ngày 27 tháng 9  năm 2024
Tuần 2:  Từ ngày 16/9 đến 20 tháng 9 năm 2024
*GV dạy chiều: Lò Thị Yên                              
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào nơi quy định. Trò chuyện về ngày tết trung thu
băng đĩa về chủ đề trường mầm non. Trò chuyện công việc của các cô bác trong trường Chơi chọn đồ chơi làm bằng nhựa, đồ dùng làm bằng sốp bi tít: đồ nhựa, đồ bằng sốp, ĐD bằng Inoc
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Trường chúng cháu là trường mầm non.  
LQCV
Tập tô chữ cái O, Ô, Ơ
 
LQVT
Củng cố nhận biết số lượng  6, nhận biết số 6.
 
ÂN: NDTT: Múa minh họa rước đèn dưới trăng
NDKH: NH: Rước đèn tháng tám
TC: Nhảy theo nhạc và tranh ghế

xấu tính, trò chơi: Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây.
Chơi vẽ trường mầm non của bé
 
* Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, sách vở, chữ cái…
- Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh.
- Màu sáp, giấy vẽ, giấy màu, keo dán,
- Sách truyện
- Khăn lau, bình tưới, nước
 
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ đọc thơ” chơi bán hàng” trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
` Cô hướng cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng.
` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan trường MN tại góc XD, cho trẻ tự giới thiệu, cho trẻ thu dọn đdđc, vệ sinh cá nhân rửa tay
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm
trong khi ăn. TCTV: cảm ơn, xin phép, thưa, dạ, vâng



 
+ Trò chuyện về việc sử dụng đồ dùng vệ sinh. Thực hành đi vệ sinh đúng nơi quy định, biết dùng ca dội nước sau khi vệ sinh.
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ
- TCM: Đoán xem ai vào
- Xem tranh, video về 1 số KH nhà vệ sinh, cấm lửa, ....
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- Thực hiện vở toán
- Thực hành lao động quét nhà, gấp quần áo, cất dọn đồ chơi...
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày

 
- HĐPMT: Chơi trong ngôi nhà toán học của nàng bò Millie
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập , sức khỏe của trẻ


 
         
TUẦN 2
NHÁNH 2: TẾT TRUNG THU
Thời gian thực hiện 1 tuần (từ ngày 16 - 20/9/2024)
Ngày dạy: Thứ 2/16/9/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục:  Bò bằng bàn tay và bàn chân 4 – 5m
Trò chơi: Chó xói xấu tính
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng bò chân nọ tay kia, mắt nhìn thẳng hướng phía trước.
- Trẻ thể hiện nhanh, mạnh khéo trong bài tập: Bò bằng bàn tay, bàn chân 4m- 5m. Trẻ biết chơi trò chơi: Chó sói xấu tính. Trẻ biết phối hợp chân nọ, tay kia thể hiện sự nhanh mạnh, khéo léo trong vận động.
- Trẻ hứng thú tham gia các vận động, trẻ biết đoàn kết với bạn bè, vâng lời cô giáo.
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô:
- Đồ dùng của cô: 2 cái chiếu.
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái, trang phục gọn gàng sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát bài “ Trường chúng cháu là trường mầm non”
- Các con học ở trường nào?
- Học ở lớp nào?
- Lớp lớn có những cô giáo nào?
- Hàng ngày cô làm những công việc gì?
+ Dạy các con những gì?
+ Ở lớp có những đồ chơi gì?
=> Hàng ngày đến lớp các cô dạy các con hát, múa, đọc thơ, kể chuyện, cô còn tổ chức cho các con vui chơi nữa. Hôm nay cô tổ chức cho chúng mình tập Bò bằng bàn tay bàn chân 4 – 5m. Để tập tốt chúng mình phải khởi động rèn luyện sức khoẻ.
2. Khởi động
- Cho trẻ đi chạy theo đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót chân đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường, chuyển về đội hình 3 hàng ngang.
3. Trọng động
* Bài tập phát triển chung
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước
+ Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao
+ Chân: Chân đưa ra phía trước
* Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay bàn chân
 - Đội hình: Hai hàng ngang đối diện
 - Giới thiệu: Bò bằng bàn tay bàn chân
 - Làm mẫu: 2 lần
+ Lần 1: Cô tập mẫu trọn vẹn
+ Lần 2:  Làm mẫu kết hợp phân tích: Chống hai bàn tay bàn chân xuống chiếu, người nhổm cao bò về phía trước chân nọ tay kia mắt nhìn thẳng phía trước hết chiếu đứng sau đó đi về cuối hàng
- Trẻ thực hiện: Cho 2 trẻ tập thử
+ Lần lượt cho trẻ tập mỗi trẻ tập 1 lần
Quá trình trẻ thực hiện cô bao quát, quan sát động viên, sửa sai cho trẻ
- Cho 2 tổ thi đua nhau thực hiện
Trong khi trẻ tập nhắc trẻ đoàn kết không xô đẩy nhau..
- Kết thúc cho trẻ nhắc lại tên bài học
* Trò chơi vận động: Chó sói xấu tính
- Vừa rồi chúng mình thực hiện tốt phần thi cá nhân bây giờ là phần thi đồng đội thi xem đội nào nhanh, ở phần thi này đòi hỏi chúng ta phải nhanh nhẹn thì mới thi tốt
- Cô giới thiệu tên trò chơi Chó sói xấu tính
- Cách chơi:
+ Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi
- Luật chơi: Thỏ không được chạm vào Sói. Khi nào Sói mở mắt mới được chạy. Sói chỉ được bắt các con Thỏ không kịp chạy vào chuồng của mình.
- Tổ chức chơi:
 + Cho cả lớp cùng chơi, sau mỗi lần chơi cháu nào bị bắt phải ra ngoài 1 lần chơi
=> Quá trình trẻ chơi cô giáo động viên khuyến khích trẻ  kịp thời
- Nhận xét kiểm tra kết quả tổ nào được nhiều quà là tổ đó chiến thắng
- Cô đố chúng mính hội thi bé vui khỏe có nhũng nội dung gì?
4. Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 quanh sân tập cho trẻ ra chơi
5.  Kết thúc: Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động


- Cả lớp hát 1 lần
- Trường MN HCC
- Lớp MGlớn B
- Trẻ kể








- Trẻ thực hiện theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô
- 4 lần nhịp 8
- 2 lần nhịp 8
- 4 lần nhịp 8




- Trẻ quan sát
- Trẻ nghe hướng dẫn



- 2 trẻ tập
- Mỗi lần 2 trẻ thực hiện

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu



- Trẻ   chú ý   lắng nghe  




- 1-2 rẻ nhắc lại




- Trẻ chơi 3 lần   
- Trẻ thi đua nhau chơi


- Trẻ đi nhẹ nhàng

- Trẻ thực hiện

Ngày dạy: Thứ 3/17/9/20224
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động trải nghiệm về ngày tết trung thu
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết ngày tết trung thu là ngày rằm tháng 8, các hoạt động diễn ra và trẻ được tham gia các hoạt động đó.
- Trẻ có kỹ năng thực hiện một số hoạt động trong buổi trải nghiệm tết trung thu, kỹ năng nghe và trả lời câu hỏi của cô.
- Trẻ thoải mái, vui tươi, tự tin khi tham gia hoạt động.
2. Nội dung:
- Trò chuyện và nhận biết ngày tết trung thu, chuẩn bị các hoạt động của công tác tổ chức.
- Trẻ trải nghiệm các hoạt động tổ chức tết trung thu: Hoạt cảnh nói về nguồn gốc của tết trung thu hằng năm.
- Trẻ tham gia các hoạt động văn nghệ, rước đèn
- Tham gia đàm thoại chia sẻ hiểu biết, cảm xúc và đúc kết kinh nghiệm
- Tham gia hoạt động cần sử dụng kinh nghiệm đã lĩnh hội được
3. Chuẩn bị môi trường hoạt động
 - Địa điểm: Tại lớp học
 -  Lớp tham gia 1 tiết mục văn nghệ:
 - Quần áo biểu diễn, phấn son cho trẻ
 - Đèn ông sao, đèn lồng
 - Rước đèn: tạilớp
4. Tổ chức các HĐ trải nghiệm theo quy trình
4.1. Tổ chức hoạt động chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ
=> Hôm nay là ngày gì?
- Tết trung thu là tết giành cho ai?
Vào mỗi đêm Trung thu, trăng sáng tỏ khắp trần gian, trẻ em lại náo nức rước đèn phá cỗ. Ở Việt Nam, từ sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Tết Trung thu đã thực sự trở thành Tết của thiếu nhi cả nước.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm yêu thương và sự quan tâm sâu sắc tới các cháu Thiếu niên Nhi đồng. Trung thu nào Người cũng có thư gửi cho các cháu với những lời thơ đầy cảm động.
                                         “Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương Nhi đồng
Sau đây Bác viết mấy dòng
Gửi cho các cháu, tỏ lòng nhớ nhung”
Vui tết Trung thu – đón trăng – nhớ Bác Hồ, TRường Mn Hoàng Công Chất tổ chức Vui hội trăng rằm với biết bao điều lý thú và bổ ích cho các con học sinh.
4.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế của trẻ
Vui hội trăng rằm đã mở, chúng mình cùng chào đón chú cuội và chị Hằng Nga nào.
Cuội rảo bước quanh lớp, 2 tay chắp đằng sau
- Cuội(Cô Nga): Mấy nghìn năm trước, lâu ơi là lâu, xưa ơi là xưa. Anh đã từng là một cậu nhóc, Rồi thì một ngày đẹp giời, anh đi chăn trâu mà mải chơi, để trâu ăn lúa nhà người, về nhà bị cô chú mắng, rồi thì anh ra gốc cây đa ngồi, thế mà như nào ngủ quên mất, cây đa bay tuốt lên trời. Ở trên đó anh được gặp chị hằng đấy, c Hằng ơi, c hằng ơi
- Chị hằng bay đến chào chú cuội và các bạn
- Hằng Nga(Cô Yên) mà hôm nay Trung Thu các em có biết gì về Sự tích Tết Trung thu không?
- Cuội: Nguồn gốc tết Trung thu
Theo sách cổ thì Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Đường, năm đó đêm rằm tháng Tám trời thật đẹp, trăng tròn sáng tỏ, lúc đó, một ông già râu tóc bạc phơ trắng như tuyết chống gậy đến bên nhà vua. Ông già kính cẩn chào nhà vua rồi hỏi:
        - Bệ hạ có muốn lên cung trăng không?
Nhà vua liền trả lời là có. Vị tiên liền đưa chiếc gậy lên trời, hoá phép ra một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu ăn xuống đất. Tiên ông đưa nhà vua trèo lên cầu vòng, chẳng bao lâu đã đến cung trăng. Phong cảnh nơi đây thật đẹp, một vẻ đẹp khác xa nơi trần thế.

Nhà vua đang say sưa với những cảnh đẹp thì tiên ông đưa nhà vua trở lại cung điện. Về đến trần thế, nhà vua còn luyến tiếc cảnh trên cung và những giờ phút đầy thơ mộng nên để kỷ niệm ngày du Nguyệt, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu.
- Hằng nga: Cuội ơi xuống đây vui không, cuội đã hát múa tặng các em chưa,
nào chúng mình cùng thể hiện nào.
       - Chương trình văn nghệ

+ Múa hát: “Ông trăng miệng cười” do các bạn nhỏ lớp mẫu giáo lớn A biểu diễn
- Hằng Nga: Trong ngày tết trung thu một phần không thể thiếu đó là gì? (Rước đèn, múa lân)
Nào các bé chúng mình cùng nhau rước đèn nào. (Trẻ đi vòng tròn hát và rước đèn trung thu)
- Trẻ múa lân: cháu Minh Đức, Khôi Nguyên
- Hằng Nga: Màn rước đèn múa lân rất sôi động rồi, còn bây giờ, chúng ta cùng phá cỗ Trung thu nào! Nhạc “Đêm trung thu”
 - Cho trẻ vào bàn phá cỗ trung thu
 
 



Ngày dạy: Thứ 4/18/9/20224
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQCV: Tập tô chữ cái O, Ô, Ơ
      I. Mục tiêu
- Trẻ có khả năng tô đồ các nét chữ cái o, ô, ơ;  biết tô theo chiều từ trên xuống dười từ trài sang phải tô trùng khít với đường chấm mờ; nhận biết và phát âm rõ, đúng chữ cái o ô ơ, biết tìm chữ cái o,ô,ơ trong từ
- Trẻ có kĩ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế
- Trẻ có nề nếp trong giờ học, biết nghe theo sự hướng dẫn của cô
      II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô : 
- Đồ dùng:  Tranh mẫu hướng dẫn trẻ tô
- Thiết bị: Máy soi vật thể, máy chiếu
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng: Bút chì, vở bé tập tô, bàn ghế cho trẻ ngồi
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi Oản tù tì
+ Chúng mình vừa chơi trò chơi gì
+ Chúng mình đến lớp thấy có vui không? Vì sao?
 => Chúng mình đến lớp rất vui có nhiều bạn, được chơi nhiều trò chơi, đồ chơi, học tập...
- Bây giờ cô đố lớp mình xem bạn nào đoán giỏi
+ Chữ cái gì tròn như quả trứng?
+ Chữ cái giống chữ o nhưng thêm mũ là chữ gì?
+ Chữ giống chữ o nhưng thêm dâu ở phía trên là chữ gì?
- Cô giơ thể chữ cái o,ô, ơ cho trẻ phát âm
- Giới thiệu hướng dẫn tô chữ cái o,ô,ơ
2. Hướng dẫn tô chữ cái
* Chữ o
- Cô xuất hiện vở tập tô và hỏi trẻ  :
  + Cô có hình ảnh gì ?
- Cô giới thiệu chữ o hoa, chữ o in thường, viết thường
- Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ đọc bài đồng dao’’Con cò mà hay đi chơi”
tranh chữ cho trẻ tìm chữ cái đã học và phát âm
- Cô giới thiệu hình ảnh , từ chong chóng, con quay, bóng bay
- Cho trẻ  tìm và gạch chân chữ cái o trong các từ dưới hình vẽ         
- Hướng dẫn tô màu chữ o in tô rỗng
- Hướng tô chữ o theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay trái cô giữ vỡ tay phải cô cầm bút cô tô chữ cái đầu tiên của hàng thứ nhất,cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài cứ như thế cô tô  lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2 và tô hết bài.
+ Trong bức tranh của cô có hình ảnh gì nữa?                                                                        
- Tô các đường nét chấm mờ bằng những màu khác nhau để xem mỗi chú ong tìm thấy bông hoa
- Các con thấy cô tô có đẹp không nào?Các con có muốn tô đẹp giống cô không ?
- Cho trẻ cầm bút bằng tay phải giơ lên
=>Khi ngồi tô các con nhớ ngồi đúng tư thế,ngồi ngay ngắn 2 chân vuông góc,lưng thẳng, đầu hơi cúi cầm bút bằng 3 ngón tay ngón cái, ngón giữa và ngón trỏ,cầm bút không cao quá hay thấp quá
- Trẻ thực hiên tô:
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái trong từ Chong chóng, con quay, bóng bay, tô chữ o in rỗng, tô chữ o in mờ trên dòng kẻ ngang, tô các đường nét châm mờ bằng những màu khác nhau để xem mỗi chú ong tìm thấy bông hoa nào
=>Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi của trẻ nếu thấy trẻ nào chưa biết cách tô cô đến bên trẻ đó hướng dẫn sủa sai cho trẻ
* Tô chữ ô
- Cô cho trẻ lật trang sách cùng cô và hỏi trẻ  :
  + Cô có hình ảnh gì ?
- Cô giới thiệu chữ ô hoa, chữ ô in thường, chữ ô viết thường
- Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Thằng bờm”
-  Cô giới thiệu  hình ảnh cái ô, cô giáo, hộp quà cho trẻ đọc từ dưới tranh,
- Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái ô trong các từ dưới hình vẽ
- Hướng dẫn tô chữ ô in rỗng
- Hướng tô chữ ô theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài  tô giống chữ o thêm mũ là 2 nét xiên ở phía trên cứ như thế cô tô  lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2
- Cho trẻ đếm có bao nhiêu cái ô ác hãy vẽ tô để có 5 chiếc ô và tô màu cho những chiếc ô đó
- Trẻ thực hiên 
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái trong từ Cái ô, cô giáo, hộp quà, tô chữ ô in rỗng, tô chữ ô in mờ trên dòng kẻ ngang, sa đó vẽ thêm những chiếc ô để có đủ số lượng là 5 chiếc ô và tô màu cho những chiếc ô đó
- Cô bao quát  sửa tư thế ngồi cho trẻ
* Tô chữ cái Ơ
- Cô mở sang trang cùng trẻ và hỏi trẻ  :
  + Cô có hình ảnh gì ?
- Cô giới thiệu chữ ơ hoa, chữ ơ in thường, chữ ơ viết thường
- Cho trẻ phát âm
- Cô giới thiệu tranh vẽ hình ảnh gì?
- Cho trẻ Cho trẻ đọc bài đồng dao “ Ơ con sao sáo về rừng”
-  Cô giới thiệu  hình ảnh cái nơ, lá cờ, thước kẻ cho trẻ đọc từ dưới tranh,
- Cho trẻ lên tìm và gạch chân chữ cái ơ trong các từ dưới hình vẽ
- Hướng dẫn tô chữ ô in tô màu trong phần rỗng của chữ
- Hướng tô chữ ơ theo nét chấm mờ trên dòng kẻ ngang cầm bút bằng 3 ngón tay, tay cô tô từ trên xuống dưới và từ trái sang phải trùng khít với đường chấm mờ không tô chờm ra ngoài  tô giống chữ o thêm dâu là ở phía trên cứ như thế cô tô  lần lượt từng chữ hết hàng thứ nhất cô mới tô xuống hàng thứ 2
- Trẻ thực hiên 
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ : Gạch chân chữ cái trong từ Cáí nơ, lá cờ, thước kẻ, tô chữ ơ in rỗng, tô chữ ơ in mờ trên dòng kẻ ngang,  Các con hãy gọi tên và tô màu các nhóm hình có số lượng là 4
- Trong quá trình trẻ tô cô bao quát chú ý sủa sai cho trẻ cách cầm bút và tư thế ngồi, sau mỗi chữ tô cô cho trẻ thể dục nghỉ tay đe chuyển tiếp
4 Nhận xét tuyên dương 
 - Cô chọn bài đẹp mang lên cho cả lớp quan sát
5. Kết thúc
 - Cho trẻ thu dọn đồ dùng ra chơi

- Trẻ chơi 1 lần
- Trẻ oản tù tì


- Trẻ lắng nghe

- Chữ o
- Chữ ô
- Chữ ơ

- Cả lớp đọc



- Trẻ quan sát

- Cả lớp  phát âm

- Con cò
- Trẻ đọc


- Trẻ tìm và gạch chân
- Trẻ quan sát









- Con ong




- Trẻ cầm bút giơ lên





- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô








- Trẻ quan sát

- Trẻ phát âm
- Thằng bờm
- Cả lớp đọc
- Trẻ đọc

- 1 trẻ tỉm

- Trẻ quan sát







- Trẻ đếm cùng cô


- Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô







- Trẻ đọc

- Cả lớp
- Con sáo
- Cả lớp đọc



- 1 trẻ

- Trẻ lắng nghe








- Trẻ thực hiện







- 4-5 trẻ

 
 



Ngày dạy: Thứ 5/19/9/20224
HOẠT ĐỘNG HỌC
LQVT: Củng cố nhận biết số lượng 6, nhận biết số 6
I. Mục tiêu
    - Trẻ nhận biết các nhóm có số lượng 6, nhận biết số 6. Trẻ biết chơi trò chơi đúng cách đúng luật
    - Trẻ có kỹ năng quan sát, ghi nhớ, kỹ năng đếm, nhận biết số 6.
    - Trẻ có ý thức trong giờ học, sắp xếp đồ dùng gọn gàng, giữ gìn cẩn thận
II. Chuẩn bị.
1. Chuẩn bị của cô
    - Thiết bị: Máy tính, hình ảnh 1 số kiểu nhà có số lượng trong phạm vi 5 
    - Đồ dùng: 6 cái chậu, 6 bông hoa, thẻ số từ 1đến 6
2. Chuẩn bị của trẻ:
    - Đồ dùng: Mỗi trẻ có 6 cái chậu, 6 bông hoa, các thẻ số1, 2, 3, 4, 5,6
                      Mỗi trẻ có 1 bông hoa gắn số
    - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cho trẻ hát: Ngày vui của bé.
         + Bài hát nói về điều gì?
=>Bài hát nói về ngày hội đến trường...
         + Trong trường có những đồ dùng, đồ chơi gì?.
- Cho trẻ quan sát trong lớp xem có những loại đồ dùng đồ chơi nào có số lượng là 1-5
- Đàm thoại về cách giữ gìn đồ dùng đồ chơi đó
2. Ôn nhận biết trong phạm vi 5
- Cô cho trẻ xem hình về 1 số đồ dùng đồ chơi khác nhau trong phạm vi 5, kết hợp cho trẻ nói tên đồ dùng đó, đọc số chỉ số lượng.
- Cho trẻ xem hình ảnh.
+ 5 búp bê
+ 4 viên sỏi
+ 3 bập bênh
+ 2 cầu trượt
+ 1 đu quay
- Chúng mình vừa được quan sát hình ảnh về 1 số đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non.
3. Nhận biết số lượng trong phạm vi 6, nhận biết số 6
 - Chúng mình cùng vận động trồng những chậu hoa để trang trí lớp mình nhé.
  + Các con xem trong rổ có gì?
 + Các con chọn hết số chậu xếp thành hàng ngang  từ trái sang phải cách đều nhau
 + Mẹ mua được 5 cây hoa để trồng vào mỗi chậu 1 cây
 + Cho trẻ đếm số cây
 + Nhóm hoa và nhóm chậu như thế nào với nhau?
 + Nhóm nào ít hơn? Ít hơn là mấy?
 + Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao biết?

 + Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta làm thế nào?
 + Cho trẻ trồng thêm một cây hoa
 + 5 cây hoa thêm 1 cây hoa thành mấy cây hoa?
 + Nhóm hoa và nhóm chậu thế nào?
 + Cho trẻ đếm nhóm hoa và nhóm bạn chậu
 + Để biểu thị cho nhóm hoa và nhóm chậu có số lượng 6 dùng thẻ  số mấy?
- Cô giới thiệu số 6, cho trẻ phát âm
 + Gia đình mang 1 cây hoa vào trang trí ( 6 bớt 1 còn mấy)? chọn số mấy đặt vào?
 + Nhóm hoa và nhóm chậu như thế nào với nhau? Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta làm thế nào?
 + Cho trẻ thêm 1 cây hoa( Trẻ đếm nhóm hoa và nhóm chậu)
 + Gia đình mang 2 cây hoa vào trang trí (vậy 5  bớt 2 còn mấy cây hoa?)
+ Nhóm hoa và nhóm chậu như thế nào với nhau? Muốn cho 2 nhóm bằng nhau ta làm thế nào?
 + Cho trẻ thêm 21 cây hoa( Trẻ đếm nhóm hoa và nhóm chậu)
- Cho trẻ bớt dần nhóm hoa
+ Gia đình đã mang hết số hoa vào nhà( cất nhóm chậu vừa cất vừa đếm)
* Nhận biết số thứ tự trong phạm vi 6
- Bây giờ các con hãy xếp số theo thứ tự từ  số1 đến số 6
- Cho trẻ đọc xuôi, đọc ngược
 + Trong dãy số này số nào chỉ số lượng ít nhất ?
 + Số nào chỉ số lượng nhiều nhất?
 + Liền trước số 5 là số mấy ?
 + Liền sau số 5 là số mấy?
 4. Trò chơi: Tạo nhóm hoa
* Cách chơi : Mỗi trẻ lên chơi cầm 1 bông hoa vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “ Tạo nhóm” thì những bạn nào có cùng số sẽ tạo thành 1 nhóm . VD những bạn số 5 tạo thành một nhóm, bạn số 6 về 1 nhóm, ai nhầm phải nhẩy lò cò.
* Luật chơi: Phải tìm về nhóm có số hoa tương ứng với số trên tay của mình
* Tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần sau mỗi lần chơi cho trẻ đổi hoa cho nhau.
- Cô quan sát kiểm tra kết quả chơi
 *Kết thúc:  Cho trẻ ra chơi nhẹ  nhàng

- Trẻ hát 1 lần

- Trẻ trả lời






- Trẻ chú ý quan sát,
cá nhân trẻ nói kết quả cả lớp đếm kiểm tra

- Trẻ đếm nói kết quả






 


- Trẻ lấy xếp hết số chậu
- Xếp 5 cây hoa
- Cho trẻ đếm
- Không bằng nhau
- Nhóm hoa ít hơn là 1
- Nhóm chậu nhiều hơn là 1
- Trồng thêm 1 cây hoa
-Trẻ lấy thêm vào 1 cây
- 5 thêm 1 bằng 6
- Bằng nhau
- Trẻ  đếm

- Số 6
- Cá nhân, Cả lớp
- Còn 5

- Còn 3 cây
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu





- Trẻ thực hiện theo cô





- Đặt thẻ số từ 1- 6
- Trẻ đếm theo yc cô
- Số 1
- Số 6
- Số 4
- Số 6

- Trẻ chú ý lắng nghe




- Trẻ lên chơi

- Kiểm tra kết quả cùng cô
- Trẻ ra chơi

 
 


Ngày dạy: Thứ 6/20/9/20224
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT: Múa Rước đèn dưới trăng
                                NDKH: NH: Rước đèn tháng tám
                   Trò chơi: Nhảy theo nhạc và tranh ghế
I. Mục tiêu
- Trẻ có kĩ năng vận động múa nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát bài hát Rước đèn dưới trăng, phát triển tai nghe và giác quan cho trẻ thông qua trò chơi
- Trẻ biết tên bài hát “Rước đèn tháng tám”, tên tác giả và hiểu nội dung bài hát: nói đến niềm vui của bé trong ngày tết trung thu
- Trò chơi này luyện tai nghe nhạc cho trẻ, phát triển khả năng vận động và còn rèn cho trẻ khả năng phối hợp với bạn khác để hoàn thành nhiệm vụ nữa
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, biết 1 số hoạt động trong ngày tết trung thu.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn của cô:
 - Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
 - Đồ dùng: Dụng cụ âm nhạc xắc xô, đèn ông sao
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng của trẻ: ghế
- Tâm thế trẻ thoải mái, vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ xem hình ảnh về một số hoạt động trong ngày tết trung thu trên máy tính.
- Các con vừa xem hình ảnh gì?
- Những hoạt động đó thường diễn ra vào thời gian nào?
=>Các hoạt động đó thường diễn ra vào ngày tết trung thu, các bạn nhỏ cầm đèn ông sao, đèn lồng đi rước đèn rất vui đấy
2. Dạy múa minh họa: Rước đèn dưới trăng
- Các bạn nhỏ múa vui quây quần cầm đèn đi rước dưới ánh trăng chúng ta cùng lắng nghe bài nhạc sau đây để biết được đó là bài hát gì nhé nhé
- Cô giới thiệu cô mở nhạc bài hát Rước đèn dưới trăng cho trẻ nghe cô hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa được nghe nhạc bài hát gì  ?
- Cho cả lớp hát     
 + Bài hát nói về điều gì?   
- Giới thiệu: Dạy vận động múa minh họa bài hát: Rước đèn dưới trăng
- Cô làm mẫu: hát và múa minh họa bài hát 1 lần => cô phân tích động tác múa
- Trẻ thực hiện:
 + Cho cả lớp thực hiện hát và múa minh họa
 + Cho trẻ thực hiện theo tổ luân phiên
 + Nhóm thực hiện
 + Cá nhân trẻ thực hiện
 + Cả lớp hát kết hợp múa minh họa
=> Quá trình trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ, chú ý bao quát sửa sai cho  những trẻ chưa thực hiện được
3. Nghe hát: Rước đèn tháng tám
- Cô giới thiệu bài hát: Rước đèn tháng tám nhạc và lời Đức Quỳnh
+ Cô hát lần 1: Hát trọn vẹn
+ Cô vừa hát bài gì ?
+ Bài hát nói về điều gì?
=>Lời bài hát Rước Đèn Tháng Tám do nhạc sĩ Đức Huỳnh sáng tác, một trong những nhạc sĩ có nhiều bài hát thiếu nhi được khán giả yêu thích. Bài hát mang giai điệu trong trẻo, ngọt ngào, phản ánh tinh thần trong sáng của các em nhỏ, điều này làm cho nó trở thành một trong những bài hát trung thu được nhiều thế hệ yêu thích.
- Lần 2: Cô hát và minh hoạ cho bài hát
- Lần 3: Cho trẻ nghe băng đài và h­ưởng ứng tự do
- Giáo dục trẻ biết về ngày tết trung thu…
5. Trò chơi:  Nhảy theo nhạc và tranh ghế
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi: Cô giáo sẽ sắp xếp một lượng ghế nhất định (có thể là 10 chiếc ghế) thành một vòng tròn và chọn ra 11 em học sinh tham gia. Bắt đầu chơi, cho các em vừa vỗ tay theo nhạc vừa đi thành vòng tròn xung quanh những chiếc ghế.
Khi tiếng nhạc kết thúc thì các em sẽ nhanh chóng ngồi vào ghế, khi đó học sinh nào chưa dành được ghế thì sẽ thua, không được chơi nữa, và một chiếc ghế sẽ được rút ra ngoài. Cứ thế các lượt chơi cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tìm được người chiến thắng.
Lưu ý: Với trò này, cả lớp sẽ cùng khiêu vũ, nếu lớp lẻ học sinh thì cô mời bạn đấy lên làm trọng tài cùng cô và thay bạn chơi ở lần 2.
- Tổ chức cho trẻ chơi
Mỗi tổ chơi 1 lần
- Cô động viên khuyến khích trẻ
6. Kết thúc: Nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ ra chơi

- Trẻ xem  và đàm thoại cùng cô
- Trẻ trả lời

- Tết trung thu


- Trẻ lắng nghe



- Trẻ chú ý lắng nghe


- Rước đèn dưới trăng
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời



- Trẻ chú ý nghe

- 2 lần
- Mỗi tổ 1 lần
- 2 nhóm
- 2 trẻ
-  1 lần





-Trẻ lắng nghe
- Rước đèn tháng tám
- Trẻ trả lời tự do
- Trẻ lắng nghe


- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe





- Trẻ lăng nghe













- 3 (4 )trẻ chơi
- Trẻ ra chơi

 
 



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây