Kế hoạch giáo dục tuân/ngày - Tuần 18 - Lớp MG lớn B

Thứ sáu - 03/01/2025 03:27
CHỦ ĐỀ 5: NHỮNG CON VẬT BÉ YÊU
NHÁNH 3: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
*GV dạy: Sáng: Nguyễn Thị Nga
 
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô giáo thông thoáng phòng lớp học, đón trẻ vui vẻ, nhắc  trẻ cất đồ dùng cá
- Trò chuyện với trẻ, xem tranh ảnh, băng đĩa về tên gọi, đặc điểm  con vật 
 - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích

Thể dục sáng

*Nội dung
+ Hô hấp: Hít vào thở ra
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
+ Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau.
* Mục tiêu
- Trẻ biết tập các động tác đúng nhịp, chính xác các động tác
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng.
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Chạy 18m trong khoảng 10 giây
Trò chơi: Mèo và chim sẻ
KPKH
Khám phá con cua
(Đ/c Cà Huyền  -  PHT  dạy thay)
chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát: làm trải nghiệm nam châm hút được gì, vật nổi vật chìm, quan sát
- Trò chơi: Chuyền bóng, dung dăng dung dẻ, đua ngựa, cắp cua bỏ giỏ, chó
-  Chơi theo ý thích: Chơi với lá,  chơi ném bóng , vẽ viết nghệch ngoạc
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
 - GPV: Gia đình, bác sĩ, bán hàng 
- GXD: Lắp ghép xây ao nuôi tôm cá, ghép hình các con vật
- GTH: Vẽ, in, nặn, xé dán, cắt dán  con vật  sống dưới nước
-KPKH: Phân nhóm con vật
- Âm nhạc: Biểu diển các bài về chủ đề
* Mục tiêu
- Trẻ biết  phân vai chơi, thể hiện, nắm được công việc của vai chơi. Biết sử dụng đồ chơi  xây dựng các công trình khác nhau từ các khối xây dựng để lắp ghép, xây dựng ao thả cá
- Trẻ có kỹ năng  phân nhóm  con vật sống dưới nước , lắp ghép, vẽ, tô....
- Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình
Ăn trưa 60 - 70 phút - Hướng dẫn trẻ kê bàn ăn, hướng dẫn trẻ rửa tay theo đúng quy trình, khi rửa
- Cô giáo giới thiệu món ăn, cô động viên trẻ ăn hết xuất, trong khi ăn không
 
Ngủ trưa 140 -150 phút - Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt ,
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút Cô giáo nhắc nhở trẻ đi tự đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Chơi, HĐ theo ý thích 70 - 80 phút - TCM: Câu ếch
-  Trò chuyện 1 số động vật dưới nước. Không khí, các nguồn ánh sáng,ích lợi của nước đối với con người, con vật.
- Học tiếng anh
- HĐPÂN: Hát Tôm cua cá thi tài
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
Trả trẻ 60 - 70 phút Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân                                                                     Trao đổi với phụ huynh v
         
Thời gian thực hiện chủ đề lớn 4 tuần  từ  ngày 23/12/2024 đến ngày 17 tháng 1 năm 2025
Tuần 18: Từ ngày 6 đến  ngày 10 tháng 1  năm 2025
*GV dạy chiều: Lò Thị Yên
 
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào đúng nơi quy định,
 sống dước nước. - Trò chuyện mối liên hệ con vật với môi trường sống. 
 
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm - đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 4l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Tiếng chú gà trống gọi  
      Văn học
Thơ Nàng tiên ốc
 
Tạo hình
Thiết kế con cá (edp)
Âm nhạc
NH : Bài ca tôm, cá
Hát: Tôm, cua, cá thi tài
Tc : Xúc xắc vui nhộn
Bầu trời, quan sát cây hoa quân tử, cây hoa dạ yến thảo
Sói xấu tính …….
trên cát, đồ chơi ngoaì trời….
* Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ
- Các loại khối, hình, cây xanh, đồ chơi lắp ghép sỏi..
- Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán, mẫu in
- Lô tô con vật sống dưới  nước
- Tranh ảnh con vật
* Tổ chức hoạt động:
- Cho trẻ nhắc lại các góc đã thực hiện trong chủ đề trò chuyện về các góc và nội dung các góc chơi
- Cô cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ gài thẻ vào góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi. Cô bao quát gợi ý để trẻ làm phong phú nội dung chơi và gợi ý về sản phẩm góc tạo hình in hình các con vật sống dưới nước
- Cô cho trẻ nx góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập đồ dùng sp các nghề tại góc sách, cho trẻ giới thiệu, cô động viên trẻ,cho trẻ thu dọn đdđc, VSCN
 
tay không vẩy nước ra ngoài, không ướt áo/quần, Rửa tay không có mùi xà phòng
Không nói chuyện, không  làm rơi vãi cơm, ăn xong uống nước,  lau mồm

 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
 
bữa phụ` Trò chuyện về tự chải răng, rửa mặt
 
- Trò chuyện để trẻ đặt câu hỏi: tại sao? như thế nào? ...Ca dao: Con mèo mà trèo cây cau:
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
- Học tiếng anh
- Đọc thơ: Mèo đi câu cá
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
- HĐPMT: Chơi trong ngôi nhà khoa học của Sammy. Căn phòng: Ao thiên nhiên 4 m
- Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn
  Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
       
TUẦN 18
NHÁNH 3: ĐỘNG VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
Thời gian thực hiện 1 tuần từ ngày 6/01 – 10/1/2025
Ngày dạy: Thứ 2/6/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thể dục: Chạy 18m trong khoảng 10 giây
Trò chơi: Mèo và chim sẻ
I. Mục tiêu
- Trẻ thực hiện được vận động chạy 18m trong khoảng 10 giây
- Trẻ có kỹ năng phối hợp tay và chân khi thực hiện vận động cơ bản, phát triển khả năng định hướng cho trẻ khi chạy, kỹ năng định hướng và sự khóe léo thông qua trò chơi mèo và chim sẻ
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh tay chân sạch sẽ, chăm tập thể dục và ăn uống đủ chất để có sức khỏe tốt.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: 2 lá cờ, 2 quả bóng
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài: Cá vàng bơi
+ Các con vừa hát bài gì?
=> Giới thiệu về loài cá…..
- Giới thiệu: Muốn cho cơ thể khỏe mạnh nhanh nhẹn các con phải thường xuyên luyện tập thể dục...Hôm nay cô cho cả lớp tập luyện “Chạy 18m trong khoảng 10 giây” thật tài giống như những chú khỉ nhỏ đáng yêu nhé!
2. Khởi động
- Mở đầu buổi tập luyện hôm nay xin mời các bé cùng đi chạy kết hợp các kiểu khác nhau theo hiệu lệnh của cô chỉ huy. Cho trẻ về 3 hàng dọc
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước kết hợp kiễng chân
+ Bụng: Quay sang trái sang phải kết hợp tay sang ngang
+ Chân: Nhảy lên đưa 1 chân về sau.
b. Vận động cơ bản: : Chạy 18m trong khoảng 10 giây
- Tập mẫu:
+ Lần 1: Cô tập trọn vẹn
+ Lần 2: Từ đầu hàng bước đền vạch xuất phát tư thế chuẩn bị  đứng chân trước chân sau, kết hợp chân nọ tay kia, khi nghe hiệu lệnh chạy về trước kết hợp đánh tay nhịp nhàng, khi chạy không cúi đầu và chạy thẳng hướng về đích trong khoảng 10 giây
- Cho trẻ thực hiện:
   + Cho 2 trẻ tập thử
   + Lần lượt cho 2 trẻ tập đến hết lớp sau đó đi về cuối hàng
   + Cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai cho trẻ
   + Cho 2 hàng thi đua nhau thực hiện
* Trò chơi: Mèo và chim sẻ
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Hỏi lại tên trò chơi
 4. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng quanh sân tập.
5. Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.

- Cả lớp hát 1 lần.
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
- Trẻ lắng nghe





-  Khởi động theo hiệu lệnh của cô


- Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 2 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp


- Trẻ chú ý nghe
- Trẻ chú ý quan sát





- 2 trẻ tập
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu.



- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi


.- Trẻ đi vòng tròn


 
 
 


Ngày dạy: Thứ 3/7/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH: Khám phá con cua
 (Đ/c Cà Thị Thanh Huyền - Phó hiệu trưởng dạy thay)

 
 
 


Ngày dạy: Thứ 4/8/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Văn học: Thơ Nàng tiên ốc
I. Mục tiêu
- Biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ: ở hiền gặp lành, chăm làm tốt bụng được mọi người yêu mến và được sống hạnh phúc và đọc thuộc diễn cảm bài thơ.
- Trẻ cảm nhận được âm điệu nhẹ nhàng của bài thơ, chú ý lắng nghe cô giáo, hiểu các câu nói của cô, hiểu các từ  “ Biêng biếc xanh, tinh tươm, bí mật”
- Trẻ có kỹ năng đọc thơ thể hiện được nhịp điệu, vần điệu của bài thơ, diễn cảm, mạnh dạn tự tin khi đọc bài. Phát trin kh năng chú ý, cm xúc, tưởng tượng.
- Kỹ năng trả lời rõ ràng đủ câu, diễn đạt mạch lạc khi trả lời các câu hỏi đàm thoại.
- Trẻ biết ở hiền gặp lành,chăm làm tốt bụng, yêu quý mọi người và yêu quý các loài vật thì được mọi người yêu quý và được sống hạnh phúc. Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường nước: không vứt rác xuống ao, hồ, sông, suối.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô:
- Đồ dùng: Hình ảnh minh hoạ nội dung bài thơ
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng: 3 tranh chữ to bài thơ nằng tiên ốc
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ, trang phục gọn gàng, sạch sẽ
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
Xin nhiệt liệt chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu thơ” với chủ đề Những con vật đáng yêu của chúng tôi ngày hôm nay. Đến với chương trình hôm nay là sự có mặt của 3 đội chơi được mang tên:
  + Đội số 1.
  + Đội số 2
  + Đội số 3.
- Để tạo bầu không khí vui vẻ cho chương trình cô xin mời các bé hãy cùng đứng lên hát vang bài hát:  “Cá vàng bơi” của nhạc sĩ Hà Hải cùng cô nào.
- Các con vừa hát bài hát nói về con gì?
- Cá vàng sống ở đâu?
- Ngoài cá con còn biết những con vật gì sống ở dưới nước nữa?
- Tôm, cua, cá, ốc cung cấp cho chúng ta chất gì?
- Đúng rồi, những thức ăn được chế biến từ những con vật này cung cấp cho chúng ta rất nhiều chất dinh dưỡng vì vậy khi bố mẹ các con nấu chúng mình nhớ phải ăn nhiều vào nhé và để bảo vệ các loài động vật sống ở dưới nước thì chúng mình không vứt rác xuống ao hồ, sông suối nhé.
- Còn bây giờ cô có một câu đố đố các bé nhé:
Nhà hình xoắn, ở dưới ao
Chỉ có một cửa ra vào mà thôi
Mang nhà đi khắp mọi nơi
Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình
- Đố các con biết đó là con gì?
- Đúng rồi và cô còn biết hình ảnh bạn ốc rất đẹp rất lạ đã được tác giả Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác trong bài thơ rất hay. Đó chính là bài thơ “Nàng tiên ốc” và bài thơ cũng là nội dung chính trong chương trình: “Bé yêu thơ” ngày hôm nay.
2. Đọc diễn cảm:
 -  Cô đọc diễn cảm 2 lần: 
+ Lần 1: Đọc, giới thiệu tên bài thơ, tác giả. 
Nội dung bài thơ: Có một bà già nghèo hiền lành chịu khó tốt bụng được nàng tiên ốc xinh đẹp giúp đỡ. Bà già đập vỡ vỏ ốc và nàng tiên ốc đã trở lại thành người, sống với bà cụ như hai mẹ con ...
+ Lần 2 : Đọc kết hợp sử dụng hình ảnh minh hoạ
 3. Đàm toại giảng giải trích dẫn
+Các con vừa nghe cô đọc bài thơ gì? 
+ Bài thơ “ Nàng tiên ốc” do ai sáng tác?

 
+ Bà già sống bằng nghề gì?
TD “ Xưa có một bà già nghèo
 Chuyên mò cua bắt ốc”
+ Một hôm bà bắt được con Ốc như thế nào?
Đúng rồi bà bắt được một con ốc rất đẹp vỏ nó có màu xanh biếc đấy các con ạ.
TD “ Một hôm bà bắt được
 Một con ốc xinh xinh
 Vỏ nó biêng biếc xanh
 Không giống như ốc khác”
- Biêng biếc xanh ở đây có nghĩa là gì? Tức là xanh nhạt…
+Bà đã làm gì với con ốc xanh đó?
+ Vì sao bà thả con ốc xanh vào chum nuôi?
TD “ Bà thương không muốn bán
 Bèn thả vào trong chum
 Rồi bà lại đi làm”
Các con ạ bà thả ốc xanh vào chum nuôi rồi bà đi làm các con có biết chuyện gì lạ đã sảy ra khi bà vắng nhà không? Ai giỏi cho cô biết nào?
+Các con có biết ai đã giúp bà già làm những việc đó?
Đúng rồi đấy các con ạ mỗi khi bà đi làm về thì cơm nước đã được nấu chín, nhà cửa sạch sẽ, đàn lợn đã được ăn, chính nàng tiên từ trong chum đã giúp bà đấy.
TD “ Đến khi về thấy lạ
 Sân nhà sao sạch quá
 Đàn lợn đã được ăn
 Cơm nước nấu tinh tươm
 Vườn rau tươi sạch cỏ”
 Bà già thấy chuyện lạ
 Bèn có ý rình xem
 Thì thấy một nàng tiên
 Bước ra từ chum nước”
+ Con hiểu thế nào là tinh tươm?
+ Con hiểu thế nào là rình?
Cơm nước nấu tinh tươm là nấu xong hết ... VD .. Rình là đứng vào chỗ khuất khụng ai nhìn thấy để quan sát người khác làm việc.... .
+Bà già đã làm gì để giữ Nàng Tiên ở lại với mình?
TD “ Bà già liền bí mật
 Đập vỡ vỏ ốc xanh
 Rồi ôm lấy nàng tiên
 Không cho chui vào nữa”
Giải thích từ “ bí mật” là làm một việc mà không ai biết.
+Hai mẹ con sống với nhau như thế nào?
TD “ Hai mẹ con từ đó
 Rất là thương yêu nhau”.
+ Thế các con đã làm gì để giúp đỡ ông bà của mình?
- Các con ạ, bà già trong bài thơ là người ăn ở hiền lành chịu thương chịu khó làm việc và là người sống có tình thương yêu các loài vật nên cuối cùng bà đã có được cuộc sống vui vẻ hạnh phúc đấy. Qua bài thơ Tác giả muốn nhắc nhở chúng ta hãy  ăn ở hiền lành, chăm chỉ làm việc, yêu thương mọi người và yêu quý các loài vật quanh ta đấy.
4. Dạy trẻ đọc thơ
 - Cho trẻ đọc thơ cùng cô
 - Cho trẻ tự đọc, cô khuyến khích trẻ làm động tác minh hoạ cho bài thơ.
 - Cho trẻ đọc theo tổ
 - Cho trẻ đọc theo nhóm 
 - Cho trẻ đọc cá nhân
 5 . Thi gạch chân chữ cái i, t, c trong bài thơ 
- Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc trước vạch chuẩn, thi đua nhau lần lượt từng bạn bật vào vòng lên gạch chân chữ cái i, t, c mỗi lần lên chỉ được gạch 1 chữ cái. Trong thời gian bật nhạc, tổ nào gạch được nhiều chữ cái là thắng cuộc.
- Cô cùng trẻ đếm kiểm tra kết quả thi đua.
* Kết thúc: Cho  trẻ thu dọn đồ dùng










- Cả lớp hát 1 lần
- Cá vàng trong bể nước ...
 - 2(3) trẻ kể , bổ sung ý kiến lẫn nhau
















- Trẻ chú ý nghe





 
Bài thơ “ Nàng tiên ốc” ạ.
Do nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn sáng tác ạ.
- Sống bằng nghề mò cua bắt ốc ạ.

 
- Bà bắt được con ốc có màu xanh, không giống ốc khác ạ

 

 

 

 

 

 
- Bà thả vào chum
- Vì bà thương ốc xanh ạ.

 

 

 

 
- Cơm nước được nấu , đàn lợn được ăn, vườn rau sạch cỏ ạ.
- Nàng tiên ốc ạ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 
- Bà đập vỡ vỏ ốc xanh, không cho nàng tiên vào nữa ạ.

 

 

 

 
- Hai mẹ con rất thương yêu nhau ạ.

 
- Lấy tăm, lấy nước cho bà.

 

 

 

 

 
- Vâng ạ.
Trẻ đọc cùng cô
- Cả lớp đọc 2,3 lần
- Cả lớp đọc 1,2 lần



- Mỗi tổ đọc 1lần
- 2 nhóm
- 2, 3 trẻ
- Trẻ bật lên gạch chân chữ cái


Ngày dạy: Thứ 5/9/1/2025
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thiết kế con cá (EDP)
I. Mục tiêu
- Trẻ nêu được đặc điểm và cấu tạo của con cá.(S)
Trẻ biết sử dụng công cụ, dụng cụ: Keo, kéo, băng dính, giấy thủ công, lá cây, đá để làm con cá. Trẻ kể được một số nguyên vật liệu để làm con cá. Lựa chọn được đồ dùng, công cụ, nguyên vật liệu để làm con cá. (T)
- Trẻ trình bày được các bước để làm con cá với bạn cùng nhóm.(E)
- Trẻ nhận ra vẻ đẹp của con cá. (A)
- Trẻ nêu được các biểu tượng toán học: Số đếm. (M)
- Quan sát, thảo luận, đặt câu hỏi với người đối diện. Tưởng tượng và vẽ thiết kế được con cá của nhóm. Thống nhất quyết định của nhóm. (S)
- Xây dựng được các bước làm con cá bằng kỹ thuật, dán, gấp, cắt, xé, gắn, đính. (T)
- Thể hiện được ý kiến cá nhân bằng lời nói về cái đẹp của con cá. (A)
- Vẽ được con cá bằng các nét cong, nét xiên, nét ngang để vẽ các bản thiết kế. (E)
- Trẻ yêu thích hoạt động làm con cá. Chăm chú, tập trung, cố gắng thực hiện hoạt động làm con cá. Chủ động phối hợp với bạn để thực hiện hoạt động, giữ gìn sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô:
- Máy tính, loa, nhạc, giá để tranh
2. Chuẩn bị của trẻ
- 3 khung tranh tạo hình
Lá cây các loại, giấy thủ công, đá, bút dạ, bút chì, bút màu.
- Dụng cụ: Kéo, keo, băng dính, giấy A3.
Địa điểmLớp học sạch sẽ thoáng mát.
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gắn kết
- Cô giới thiệu thành phần tham gia.
- Trong giờ học ngày hôm nay cô còn mang đến cho các con rất nhiều điều thú vị các con có muốn biết đó là gì không nào?
- Cô cho trẻ về chỗ ngồi.
- Cô cho trẻ múa theo nhạc Baby Shark
- Cô hỏi trẻ:
+ Nàng tiên Cá ơi bạn làm sao thế?
+ Các con ơi sóng đã cuốn các bạn của Nàng Tiên Cá đi mất rồi, các con thử nghĩ xem có cách nào để giúp đỡ được nàng tiên cá không?
- Nhưng đăng tin mà không có hình ảnh thì mọi người có biết để giúp đỡ không?
 - Vậy chúng mình sẽ phải làm như thế nào ?
- Còn các con chúng mình sẽ làm gì để giúp nàng tiên cá?
 - Nàng tiên cá “ Con cảm ơn cô, tôi cảm ơn các bạn, cho con tham gia cùng được không ạ?
 - Để biết thêm về nhiều loại cá khác nhau, cô mời chúng mình cùng xem 1 số hình ảnh về các loại cá nhé.
- Cô cho trẻ xem video các loại cá và đàm thoại cùng trẻ về các loại cá . Cá sống ở đâu?
- Hôm nay cô và chúng mình sẽ quyết định làm những con cá thật xinh từ những nguyên vật liệu khác nhau nhé.
2. Tưởng tượng
Bây giờ nếu được thiết kế những con cá xinh của mình các con sẽ làm như thế nào?
- Con sẽ làm con cá bằng nguyên vật liệu gì?
- Cô gọi 3 trẻ nêu ý tưởng của mình.
- Bây giờ chúng mình hãy cùng suy nghĩ xem làm thế nào để tạo ra những con cá nhiều màu sắc?
 - Khi làm xong con có cần trang trí thêm gì nữa không?
- Cô thấy các bạn có rất nhiều cách khác nhau để tạo ra những con cá nhiều màu sắc và đáng yêu.
- Nhưng để chúng mình làm ra những con cá thì cần phải có bản thiết kế .
3. Thiết kế
- Cô mời 3 trẻ đại diện 3 nhóm lên lấy giấy và bút chì.
- Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm là phải bàn bạc, thảo luận và thống nhất để đưa ra bản thiết kế cho con cá  của nhóm mình.
- Trẻ thảo luận và lên bản thiết kế cho những con cá của nhóm mình:
+ Các con sẽ chọn những nguyên vật liệu gì để làm con cá?
+ Đầu cá có dạng hình gì?
+ Thân cá có dạng hình gì?
+ Đuôi cá có dạng hình gì?
4. Tạo ra sản phẩm
- Rất nhiều ý tưởng thiết kế những con cá đã hoàn thành. Sau đây xin mời các nhóm hãy thống nhất, phân công nhiệm vụ và lựa chọn nguyên vật liệu cho nhóm mình và thực hiện theo bản thiết kế của nhóm mình.
- Cho trẻ lên chọn nguyên vật liệu về nhóm của mình và thực hiện.
- Trẻ thực hiện theo bản thiết kế những con cá theo ý tưởng của mình.
- Cô gợi ý trẻ các nhóm hoàn chỉnh những con cá từ các nguyên vật liệu khác nhau.
- Cô quan sát và hỗ trợ trẻ trong quá trình thực hiện khi trẻ gặp khó khăn.
+ Con đang làm gì? Làm như thế nào?
+ Con gặp khó khăn gì không? Con đã làm gì để khắc phục?
5. Cải tiến
- Các con ơi thời gian đã hết rồi bây giờ cô mời 3 nhóm mang sản phẩm và bản thiết kế của nhóm mình lên trưng bày nào.
- Bây giờ cô mời đại diện của 3 nhóm lên chia sẻ về sản phẩm của nhóm mình nào?
- Đầu tiên cô mời nhóm số 1 nào.
- Các con ơi chúng mình thấy nhóm số 1 tạo ra những con cá đã giống với bản thiết kế chưa?
- Chúng mình cùng đếm số cá có trong bức tranh nào.
- Các bạn có câu hỏi gì dành cho nhóm số 1 không?
- Cô mời nhóm 2 lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình nào.
- Các con ơi chúng mình thấy nhóm số 2 tạo ra những con cá đã giống với bản thiết kế chưa?
- Cô mời nhóm 3 lên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình nào.
- Các bạn ơi vừa rồi cô thấy cả 3 nhóm đã tạo ra những con cá rất xinh và đáng yêu , cô tuyên dương cả 3 nhóm.
- Bây giờ cô cho các con thêm thời gian các con có điều chỉnh gì về sản phẩm của nhóm mình không? Vì sao?
+ Con có muốn thay đổi gì trong thiết kế hoặc sản phẩm của mình không?
+ Nếu được chỉnh sửa các con sẽ chỉnh sửa gì?
+ Nếu lần sau được làm con cá con có mong muốn gì nào?
- Bạn Tiên Cá ơi bạn cảm thấy những con cá này như thế nào?
- Bây giờ cô và các con cùng Nàng Tiên Cá mang những con cá này đi chụp hình để nhờ bố mẹ đăng tin gọi các bạn cá về nhé! các con có đồng ý không nào.
 
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ về chỗ ngồi
- Trẻ múa
 
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ xem
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
 
- Trẻ lắng nghe
 
 
 
 
- Trẻ đi lấy đồ dùng
- Trẻ lắng nghe
 
 
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
 
 
- Trẻ lắng nghe
 
 
 
- Trẻ lên lấy nguyên vật liệu
 
 
- Trẻ lắng nghe
 
 
 
 
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ mang tranh lên trưng bày
 
- Trẻ lên chia sẻ
 
- Nhóm 1 chia sẻ
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ đếm
 
 
- Nhóm 2 giới thiệu
 
 
- Trẻ trả lời
 
 
 
- Trẻ vỗ tay
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ trả lời
 
 
- Trẻ trả lời
 
- Trẻ chụp hình


 
 
 


Ngày dạy: Thứ 6/12/1/2024
HOẠT ĐỘNG HỌC
Âm nhạc: NDTT: Dạy hát: Tôm cua cá thi tài
NDKH: Nghe hát: Bài ca tôm cá
                                     Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn
I. Mục tiêu
- Trẻ có kỹ năng hát đúng giai điệu bài hát “ Tôm cua cá thi tài”. Phát triển tai nghe cho trẻ thể hiện cảm xúc phù hợp khi hát vận động theo nhạc
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động
- Trẻ biết tên bài hat, tên tác giả hát đúng lời và giai điệu của bài hát “ Tôm cua cá thi tài” . Trẻ hứng thú nghe cô hát và hư­ởng ứng cùng cô bài Bài ca tôm cá. Trẻ biết chơi trò chơiXúc xắc vui nhộn
II. Chuẩn bị  
1. Chuẩn bị của cô
        - Đồ dùng của cô: Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, loa
2. Chuẩn bị của trẻ
        - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
III. Tổ chức hoạt động
 
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ chơi trò chơi: sóng biển
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Con có biết dưới nước có những con vật nào sống?
- Có một bài hát nói về các con vật như: Tôm, cua, cá thi tài và mỗi con vật đều có những đặc điểm riêng biệt của mình. Đó là nội dung bài hát nào?
- Cô giới thiệu bài: Tôm cua cá thi tài – Tác giả Hoàng Thị Dinh
2. Hát Tôm cua cá thi tài
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
+ Cô vừa hát bài hát gì? Tác giả?
- Cô hát lần 2: Thể hiện điệu bộ
- Cho trẻ hát chậm theo cô từng câu.  
- Cô cho cả lớp hát cùng cô kết hợp nhạc 2 lần
  • Cho trẻ tổ, nhóm trẻ hát
- Cho trẻ thực hiện cá nhân
Cô bao quát sửa sai, động viên khuyến khích trẻ.
3. Nghe hát “Bài ca Tôm cá” sáng tác nhóm DTAP
- Cô dẫn dắt giới thiệu tên bài hát Bài ca tôm cá
- Cô hát 1 lần kết hợp làm động tác minh họa.
- Cô giảng giải nội dung bài hát: Chúng ta có cuộc sống vui vẻ khi mùa về những người dân kéo chài bội thu tôm, ca mang lại niềm vui cho mọi người
- Lần 2: Cô hát mời trẻ hưởng ứng cùng cô
- Cô cho trẻ nghe băng, cô và trẻ minh họa theo lời bài hát.
4. Trò chơi: Xúc xắc vui nhộn
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
Cách chơi:  Chia lớp thành các đội
Cô giáo dán hình ảnh tương ứng với bài hát vào hộp vuông rồi tung lên hình ảnh nào thì hát bài hát đó, cho trẻ tham gia tung xúc xắc.
Chia người chơi thành các đội khác nhau.
Cô giáo sẽ cho đại diện từng đội lên tung xúc xắc.
Trên mặt xúc xắc có chứa hình ảnh hoặc từ khóa nào thì trẻ phải hát một bài hát có chứa nội dung đó.
Đội nào có nhiều thành viên hoàn thành đúng thử thách nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô cùng trẻ nhận xét kết quả chơi.
5. Kết thúc:
- Cô nhận xét giờ học, cho trẻ ra chơi nhẹ nhàng.


- 2 trẻ kể.
- Trẻ trả lời, nhận xét và bổ sung lẫn nhau.

- Trẻ chú ý nghe




- Trẻ  trả lời

- Cả lớp hát 1 (2) lần
- Trẻ thực hiện theo yêu cầu


- Trẻ chú ý nghe, quan sát

- Nghe và vận động tùy hứng.




- Chú ý lắng nghe
- 1,2 trẻ nhắc lại.
- Trẻ chơi 2-3 lần


- Ra chơi



 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây