kế hoạch giáo dục tuần/ngày - Tuần 1 - Lớp MG lớn A

Thứ sáu - 23/05/2025 00:41
CHỦ ĐỀ 1: TRƯỜNG MẦM NON
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON
*GV dạy sáng: Nguyễn Thị phương Thuý                               
Nội dung Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

80 – 90 phút - Cô đón trẻ vào lớp nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, cất đồ dùng các nhân
- Trò chuyện vơi trẻ về đồ dùng, đồ chơi trong trường mầm non, về công việc

Thể dục sáng

* Nội dung
-HH: Hít vào thở ra
- Tay: Đưa 2 tay lên cao ra phía trước
- Lưng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao
- Chân: Đưa chân ra phía trước
* Mục tiêu
- Trẻ biết thực hiện đúng thuần thục các động tác của bài thể dục: Hô hấp, tay, lưng, chân
- Trẻ có kỹ năng vận động
- Trẻ có ý thức trong tập luyện
* CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. Nhạc trường chúng cháu là trường MN
Hoạt động học 30 – 40 phút Thể dục
Đi bằng mép ngoài bàn chân
Trò chơi: Cáo và thỏ
KPXH
Trò chuyện về trường mầm non của bé
Hoạt động chơi ngoài trời 30 – 40 phút - Quan sát, cầu trượt, mâm  quay, xích đu TCTV: trẻ nói đủ câu cầu trượt,
- TC:  Gieo hạt, dung dăng dung dẻ, mèo đuổi chuột, chó sói  xấu tính
- Chơi tự do
 
Chơi, hoạt động ở các góc 40 - 50 phút * Nội  dung:
- GPV:Cô giáo, cấp dưỡng, gia đình,
- GXD:  Lắp ráp, xếp lớp học, hàng
rào, cổng trường mầm non
- GST: Làm sách, xem và đọc các
loại sách về chủ đề trường mầm non
- GTH: Chơi các trò chơi vẽ, tô màuvề TMN, cô giáo, các bạn, ĐD,ĐC
- GTN: Chăm sóc cây, lau lá
* Mục tiêu
- Trẻ biết về nhóm chơi biết lấy đồ chơi, Biết sử dụng đồ chơi để
xây,lắp ghép, trẻ biết chia sẻ cùng bạn
- Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai
chơi, in hình, vẽ, tô màu, cắt, dán, lau
- Trẻ biết làm sách về trường mầm non
- TCTV: Trẻ tưới cây, lau lá cây
Ăn trưa 60 - 70 phút - Cô hướng dẫn trẻ rửa tay, rửa mặt, cho trẻ vào bàn ăn , giới thiệu móm ăn,
ăn từ tốn, nhai kỹ, không đùa nghịch trong khi ăn. ăn xong uống nước,  lau
 
Ngủ trưa 140 -150
phút
- Cô chuẩn bị phản, chăn gối , phòng ngủ thoáng mát , sạch sẽ,
cô bao quát trẻ
Ăn bữa phụ 20 - 30 phút - Cô cho trẻ đi đi vệ sinh, dạy trẻ sử dụng đồ dùng vệ sinh, đi vs đúng nơi quyđịnh
-  Dạy trẻ thực hành kỹ năng rửa tay sạch sẽ trước khi ăn , trẻ ăn bữa phụ
Chơi, theo ý thích 70 - 80 phút - HDPÂN:Xướng âm  theo nốt nhạc
- Đứng một chân và giữ thẳng người trong 10 giây
- Nêu gương cuối ngày
-TCM: Trò chơi nhảy vào nhảy ra
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
Trả trẻ 60 - 70 phút                                     Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân
Trao đổi với phụ huynh về
         
    Thời gian thực hiện chủ đề lớn: 3 tuần, từ  ngày 9/9 đến ngày 27 tháng 9 năm 2024
Tuần 1 từ ngày 9/9 đến 13 tháng 9 năm 2024
*GV dạy chiều: Tạ Thi  Ngọc Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
 
nhân vào nơi quy định .Trò chuyện về ngày khai giảng năm học mới.,
của các cô bác trong trường
* Tổ chức hoạt động
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ
 *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 3l x 8n
 *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng
  - Tập theo nhạc bài  Trường chúng cháu là trường mầm non.  
LQCC
LQCC : O, Ô, Ơ
 
.Tạo hình
Vẽ trường mầm non
 
ÂN:NDTT: DH: Bông hồng tặng cô
NDKH:NH:Ngày đầu tiên đi học  
               TC:  Hoá đá
xích đu, tàu hoả
 
  * Chuẩn bị
- Bộ đồ chơi gia đình,  sách vở, chữ cái…
- Bộ lắp ghép, hoa, khối gỗ, cây xanh.
- Màu sáp, giấy vẽ, giấy màu, keo dán,
- Sách truyện , hình ảnh về trường mầm non
- Khăn lau, bình tưới, nước
 
* Tổ chức hoạt động: Cô tập trung trẻ trò chuyền chủ đề, giới thiệu các góc chơi nội dung chơi, trẻ cắm thẻ vào góc chơi trẻ về các góc chơi ,  trẻ tự lấy đồ chơi , trẻ phân vai chơi
- Quá trình chơi: Cô bao quát và hướng dẫn trẻ chơi không quăng ném đồ chơi, đi lại nhẹ nhàng, nói đủ nghe cô đóng vai chơi cùng trẻ
- Nhận xét: Cô đến từng góc chơi nhận xét  kết quả chơi. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nơi quy định
Dạy trẻ hành vi và thói quen tốt trong ăn uống: mời cô mời bạn, không làm đổ vãi thức
 mồm


 
trong giờ ngủ của trẻ, cô mở băng hát ru cho trẻ nghe
 
dùng ca dội nước sau khi vs
- Dạy trẻ hát ngày  vui của bé
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày
 
-  HĐPMTChơi trong ngôi nhà văn học và chữ viết-
- Chơi theo ý thích
- Nêu gương cuối ngày

 
- Đọc cho trẻ nghe bài thơ bàn tay cô giáo
- Chơi theo ý thích
-  Nêu gương cuối ngày, cuối tuần phát phiếu bé ngoan
 
chỉnh sửa lại đầu tóc, quần áo gọn gàng
Tình hình học tập, sức khỏe của trẻ

 
         

NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON
Thời gian thực hiện 1 tuần (từ ngày 9/9- 13/9/2024)

Ngày dạy: Thứ 2/9/9/2024
                                                  HOẠT ĐỘNG HỌC:
                                     Thể dục: Đi bằng mép ngoài bàn chân
     Trò chơi: Cáo và thỏ
     I. Mục tiêu:
     - Trẻ có kỹ năng đi bằng mép ngoài bàn chân
     - Trẻ biết giữ được thăng bằng cơ thể khi đi bằng mép ngoài bàn chân, phát triển các tố chất vận động, biết chơi trò chơi Cáo và thỏ
     - Trẻ có ý thức kỉ luật, tính nhanh nhẹn, hoạt bát, hứng thú khi tham gia vận động
     II. Chuẩn bị
     1. Chuẩn bị của cô:
     - Đồ dùng: Kẻ vạch xuất phát, mũ cáo, mũ thỏ
     2. Chuẩn bị của trẻ:
     - Tâm thế: Kiểm tra sức khoẻ trẻ. Trẻ thoải mái vui vẻ
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.Gợi mở, gây hứng thú
- Cô cho trẻ hát bài Trường chúng cháu là trường mầm non.Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát
         + Bài hát nói về điều gì?
         + Đến trường con được học những gì?
=> Đến trường các con được gặp cô giáo và các bạn, được cô giáo dạy múa hát, kể chuyện, được chơi trò chơi, để cơ thể khỏe mạnh các cô còn dạy chúng mình các bài thể dục, hôm nay cô giới thiệu với các con bài thể dục Đi bằng mép ngoài bàn chân
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi các kiểu đi chạy: đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi bằng mũi chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh,chạy chậm, đi  nhanh, đi thường, chuyển đội hình.
3.Trọng động
a. Bài tập phát triển chung:
Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước.
- Lưng bụng: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao
- Chân: Chân đưa ra phía trước
  b. Vận động cơ bản:
- Cô giới thiệu tên bài. Đi bằng mép ngoài bàn chân
- Tập mẫu:
- Cô làm mẫu lại kết hợp giải thích: Tư thế chuẩn bị cô đứng tự nhiên, khi có hiệu lệnh 2 tay cô chống hông,  đòng thời nghiêng 2  mép bàn chân kết hợp đi bằng mép ngoài bàn chân khoảng 5-6m sau đó đi nhẹ nhàng về chỗ
- Cho 2 trẻ lên tập mẫu  
- Trẻ thực hiện:
+ Cho trẻ tập theo nhóm(cô bao quát, hướng dẫn, sửa sai)
+ Tổ, cá nhân trẻ tập
- Củng cố: cho 1 (2) trẻ tập lại.
c. Trò chơi: Cáo và thỏ
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ( 1-2 lần)
4. Hồi tĩnh
Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh sân tập.
*Kết thúc: Cô cho trẻ thu dọn đồ dùng, chuyển hoạt động.

 - Cả lớp hát một lần.

 - Trẻ trả lời
 - 3, 4 trẻ kể


 
- Trẻ chú ý nghe.


 

- Khởi động theo hiệu lệnh của cô



Trẻ tập cùng cô:
- 3 lần x 8 nhịp
- 3 lần x 8 nhịp
- 4 lần x 8 nhịp


- Trẻ chú ý nghe



- Trẻ chú ý quan sát


- Cô sửa sai cho trẻ

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu

- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ chơi

- Đi khoảng 1 phút

_________________________________________

Ngày dạy: T3/10/9/2024
                                                  HOẠT ĐỘNG HỌC:
KPXH: Trò chuyện về trường mầm non của bé
     I. Mục tiêu:
- Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp khi được hỏi, trò chuyện.Trẻ nói được tên, địa chỉ và mô tả một số đặc điểm nổi bật của trường, lớp, công việc của các cô bác trong trường khi được hỏi, trò chuyện.
- Trẻ có kỹ năng quan sát, nhận xét và trò chuyện cùng cô, phát triển ngôn ngữ ở trẻ
- Trẻ biết yêu quý trường mầm non, yêu quý các cô các bác trong trường mn
     II. Chuẩn bị:
     1. Chuẩn bị của cô
- Một số hình ảnh về trường mầm non
     2. Chuẩn bị của trẻ
      - Mỗi trẻ một đồ chơi khác nhau, mỗi loại có 2 cái trở lên giống nhau về màu sắc, kích thước.
     - Tâm thế : Trẻ vui vẻ, thoải mái
     III. Tổ chức hoạt động:
                      Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở:
+ Cô cho trẻ hát bài: Trường chúng cháu là trường mầm non
+ Bài hát nói về điều gì?

+ Các con đang học trường nào?
+ Đến trường các con được gặp ai?
=> Để biết thêm về trường mầm non mà chúng mình đang học hôm nay cô con mình cùng nhau tìm hiểu nhé.

2. Trò truyện về trường mầm non:
* Quan sát hình ảnh quang cảnh trường mầm non.
- Cô có bức tranh gì?
- Bạn nào biết địa chỉ trường mình ?
- Ai có thể kể về trường mình cho cô và các bạn nghe ?
- Đây là phòng làm việc của ai?

- Các con được học tập, vui chơi ở đâu?
=> Trường mầm non có các lớp học, khu vui chơi, phòng làm việc của các cô giáo...
* Trò chuyện về tên, công việc của cô giáo, các cô bác trong trường mầm non
- Các con đang học ở lớp nào?
- Ai có thể kể về lớp mình nào?

- Cô giáo con tên là gì?
- Hàng ngày cô giáo con làm công việc gì?
- Các cô dạy các con hát múa, đọc thơ kể chuyện,... các cô còn chăm các con ăn, ngủ. Vậy ai nấu cơm cho các con ăn ?
- Đúng rồi ở trường còn có các cô cấp dưỡng nấu cơm dẻo, canh ngọt cho các con ăn nữa đấy.

- Trường mình còn có những ai ?
- Đúng rồi các cô hiệu trưởng hiệu phó thì làm công tác quản lý nhà trường

- Khi các con đau ốm ai sẽ khám bệnh cho các con?
- Còn bác bảo vệ thì làm gì ?
- Trong trường mỗi người đều có một nhiệm vụ khác nhau nhưng ai cũng đều làm những việc vì các con, vậy các con phải làm gì?

=> Trong trường có cô hiệu trưởng, cô hiệu phó, các cô bác cấp dưỡng, cô y sỹ và bác bảo vệ nữa đấy, mỗi người đều có những công việc khác nhau.
* Quan sát tranh các hoạt động trong trường mầm non
- Trong trường thường diễn ra những hoạt động gì?
- Hàng ngày đến trường các con được làm những công việc gì?
- Các con thích nhất hoạt động nào ?
=> Cô giáo là người không chỉ dạy chúng mình học bài mà cô còn là người chăm sóc chúng ta, để có được những bữa cơm ngon là nhờ có các bác cấp dưỡng đấy, nên các con phải yêu quý các cô các bác trong trường các con nhớ chưa
- Để thể hiện lòng yêu quý các con phải như thế nào?
=> Cô củng cố lại và giáo dục trẻ biết giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
3. Trò chơi: Tìm bạn       
- Cô giới thiệu tên trò chơi: Tìm bạn
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một đồ chơi và đi dạo quanh lớp, vừa đi vừa hát. Khi nghe thấy cô nói: “Tìm bạn” thì các bạn sẽ quan sát và nhanh chóng tìm ra cho mình một gười bạn có đồ chơi giống của mình, rồi cầm tay nhau thành một đôi, giơ đồ chơi lên cao, ai tìm nhanh và đúng được cô khen.
- Luật chơi: Tìm bạn có hình (đồ chơi) giống của mình (Cả về màu sắc và kích thước); nếu bạn nào tìm sai phải ra ngoài 1 lượt chơi.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
=> Cô sửa sai động viên khuyến khích trẻ chơi
- Cô nhận xét giờ học
 4. Kết thúc:Cô cho trẻ ra ngoài chuyển hoạt động khá

-Trẻ hát

- Trẻ trả lời

- Cô giáo, các bạn





- Quang cảnh trường
- Trẻ trả lời

- Trẻ kể





- Lớp mẫu giáo lớn A


- Cô Hà, cô Thúy
- Trẻ trả lời

- Các cô cấp dưỡng


- Cô hiệu trưởng, y sỹ..


- Cô y sỹ
- Bảo vệ trường lớp...


- Yêu quý mọi người




- Hoạt động học, vui chơi…
- Được học, chơi,ăn ngủ...





- Trẻ chú ý nghe.
- Nghe lời cô giáo, ăn cơm hết suất

- Trẻ chú ý lắng nghe








- Lắng nghe cách chơi, luật chơi
- Trẻ chơi

- Chú ý lăng nghe

- Trẻ ra ngoài.
    ­­­__________________________________
Ngày dạy: T4/11/9/2024  
                                                HOẠT ĐỘNG HỌC:
LQCV: Làm quen chữ cái o, ô, ơ
       I. Mục tiêu
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái o,ô, ơ trong từ kéo co, cô giáo, vui chơi, so sánh giống và khác nhau giữa các chữ cái o,ô,ơ
-  Trẻ có kỹ năng phát âm đúng chữ cái, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
- Trẻ có thức trong hoạt động yêu trường yêu lớp kính yêu cô giáo và bạn bè
        II. Chuẩn bị
        1. Chuẩn bị của cô:
- Thiết bị: thiết kế trên máy tính phần làm quen chữ cái.
- Đồ dùng: Hình ảnh chứa chữ cái o, ô, ơ  từ kéo co, cô giáo, vui chơi
        2. Chuẩn bị của trẻ:
       - Đồ dùng: Mỗi trẻ 1 rổ đựng thẻ chữ o, ô, ơ.
       - Tâm thế: Trẻ thoải mái, vui vẻ
        III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở giới thiệu bài
 - Cho trẻ đọc thơ Bàn tay cô giáo
  + Chúng mình đọc bài thơ nói về ai?
  + Cho trẻ kể về công việc của cô giáo ở lớp
  + Cho trẻ kể về một số hoạt động của lớp
= > Hàng ngày các con đến trường được cô giáo chăm sóc dạy dỗ, các con được tham gia các  hoạt động chơi nhiều trò chơi và ngoài ra còn được học cả chữ cái nữa đấy.
2. Làm quen chữ cái
* Làm quen chữ O
- Cô dẫn dắt giới thiệu hình ảnh kèm từ  kéo co
- Cô cho trẻ đọc từ d­ưới tranh kéo co
- Cô ghép từ  kéo co  cho trẻ quan sát so sánh từ ghép với từ trong hình ảnh
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép kéo co.
- Cô cho trẻ lên chỉ 2 chữ giống nhau.
- Giới thiệu chữ O in thường
- Cô phát âm mẫu O(3 lần)
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Cô cho trẻ nói đặc điểm của chữ O( chữ O là 1nét cong  tròn khép kín)
- Cô viết chữ O lên bảng cho trẻ quan sát.
- Cô cho trẻ tạo chữ O bằng ngón tay, cánh tay...
- Giới thiệu chữ O (in thường, viết thường, in hoa) 
* Làm  quen chữ Ô
- Cô dẫn dắt giới thiệu hình ảnh kèm từ cô giáo
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép cô giáo
- Cô cho trẻ lên chỉ 2 chữ giống nhau.
- Giới thiệu chữ Ô in thường
- Cô phát âm mẫu Ô(3 lần)
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ ô
=> Chữ Ô gồm một nét cong tròn khép kín và một dấu mũ phía trên đầu
- Giới thiệu chữ ô viết thường, in hoa, in thường
* So sánh chữ O, chữ Ô
   + Chữ O và chữ Ô có điểm nào giống nhau?
=> Cấu tạo của chữ o,ô giống nhau đều có nét cong kín.
   + Chữ O và chữ Ô có điểm nào  khác nhau?
 => Khác nhau chữ o không có dấu mũ ở trên, chữ ô có thêm dấu mũ trên đầu
* Làm  quen chữ Ơ
- Cô cho trẻ quan sát hình ảnh kèm từ vui chơi
- Cho trẻ đọc từ vừa ghép vui chơi
- Cô cho trẻ lên chỉ 2 chữ giống nhau.
- Giới thiệu chữ Ơ
- Cô phát âm mẫu Ơ(3 lần)
- Cô cho trẻ phát âm: cả lớp, tổ, cá nhân.
- Cho trẻ nhận xét đặc điểm của chữ ơ
=> Chữ ơ gồm một nét cong tròn khép kín và một dấu móc phía bên phải.
* So sánh chữ Ô, Ơ
- Cô cài thẻ chữ  Ô,Ơ lên bảng cho trẻ phát âm
  + Chữ ơ và chữ ô có điểm nào giống nhau?
=> Chữ  Ô,Ơ giống nhau đều có 1 nét cong tròn khép kín
+ Chữ Ô và chữ  Ơ khác nhau ở điểm nào?
=> Chữ Ô và chữ ,Ơ khác nhau: Chữ Ơ có dấu móc ở bên phải, chữ Ô có mũ
4.Trò chơi
* Trò chơi tìm chữ theo hiệu lệnh
 - Cô phát âm chữ trẻ chọn chữ theo hiệu lệnh và giơ lên.
- Cô nói đặc điểm của chữ trẻ chọn chữ giơ lên
*Trò chơi: Tìm bạn
- Cách chơi : Mỗi trẻ cầm 1 thẻ chữ cái vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh tìm bạn có cùng chữ cái với mình, cô nhận xét cho trẻ phát âm sau khi chơi
* Kết thúc:
 - Cô cho thu dọn đồ và trẻ ra chơi

- Cả lớp đọc 1 lần
- Cô giáo.
- Dạy hát, múa…
- Học, ăn, ngủ…


- Trẻ chú ý nghe 



- Cả lớp đọc 2 lần



- Cá nhân trẻ tìm
- Trẻ quan sát 
- Trẻ lắng nghe 


- Trẻ thực hiện





-Trẻ đọc
- 2 trẻ


- Cả lớp phát âm

- 2 trẻ nhận xét
- Trẻ chú ý quan sát và đọc




- 2 trẻ nhận xét
- Trẻ chú ý nghe


- Cả lớp đọc
- 2 trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm







-  Trẻ so sánh




- Trẻ thực hiện



- Trẻ chơi


- Trẻ ra chơi







Ngày dạy: T5/12/9/2024            
                                        HOẠT ĐỘNG HỌC:
Tạo hình: Vẽ trường mầm non ( Đề tài)
        I. Mục tiêu
- Trẻ có kĩ năng vẽ các nét ngang, xiên, cong để tạo thành trường mầm non, bố cục hình cân đối, tô màu không chờm ra ngoài hình vẽ, phát triển trí tưởng tượng
       - Trẻ có khả năng nhận xét các sản phẩm tạo hình vẽ trường mầm non về màu sắc, hình dáng, bố cục.
       - Trẻ có ý thức tham gia hoạt động, yêu quí trường mầm non và biết giữ gìn sản phẩm của mình.
       II. Chuẩn bị 
       1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng : Tranh 1 vẽ về trường mầm non có  lớp học 2 tầng, có các bạn đang chơi ở  sân trường, cây cối….
       - Tranh 2: Vẽ về trường mầm non, có lớp học 1 tầng, bố mẹ đưa các con đến trường …. 
      2. Chuẩn bị của trẻ
      - Đồ dùng: Giấy A4, sáp màu
      - Tâm thế: Trẻ vui vẻ, thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
  1. Gợi mở gây hứng thú
 - Cho trẻ hát bài Trường chúng cháu là trường mầm non
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trường mầm non các con học có tên là trường gì?
+ Ở trường các con thấy có những gì?
=>Các con đang học trường mầm non Hoàng Công Chất, ở trường có rất nhiều cây cối, đồ chơi….hôm nay lớp mình tổ chức cuộc thi vẽ tranh, cô và các con cùng nhau vẽ về trường mầm non của chúng mình nhé
2. Quan sát tranh đàm thoại
* Quan sát tranh 1
 - Chơi trốn tìm: cô xuất hiện tranh
 + Cô có bức tranh vẽ gì?
 + Bạn nào hãy nhận xét về bức tranh của cô ?
 -  Đàm thoại với trẻ về nội dung bức tranh ( Bố cục, màu sắc, cảnh vật...)
=> Tranh vẽ về trường mầm non nhà 2 tầng, có các lớp học mái nhà màu đỏ, tường nhà màu vàng trên sân trường có  các bạn đang vui  chơi.. có nhiều đồ chơi, cây xanh, bóng mát…
* Quan sát tranh 2
 - Cho trẻ quan sát, nhận xét về nội dung bức tranh
 - Cô đã vẽ những gì?
=> Đây là bức tranh vẽ về trường  mầm non có nhà 1 tầng, ngoài sân có rất nhiều đồ chơi, bố mẹ đang dẫn các con đến trường ….
* Cho trẻ nêu ý định
  + Muốn vẽ trường mầm non các con sẽ vẽ những gì?
  + Vẽ lớp học vẽ như thế nào? Bằng những nét gì?
  + Ngoài lớp học còn vẽ gì nữa?  Con tô màu ntn?
   3. Trẻ thực hiện
 - Cô cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút, bố cục tranh hợp lý.
 - Trẻ vẽ cô quan sát gợi ý giúp đỡ trẻ yếu kém, khuyến khích trẻ sáng tạo cho bức tranh thêm đẹp, nhắc nhở trẻ bố cục bức tranh cân đối.
 4. Nhận xét sản phẩm
 - Cô giáo trưng bày bài vẽ của trẻ, động viên cả lớp
 - Cho trẻ nhận xét bài của bạn.
  + Con thấy bài vẽ của bạn như thế nào?
  + Bạn đã vẽ được những gì?
  + Con có nhận xét gì về màu sắc, bố cục của bức tranh ?
 - Cô giáo củng cố các ý kiến nhận xét của trẻ, tuyên dương trẻ có bài vẽ đẹp, khuyến khích các trẻ có bài vẽ còn hạn chế .
 - Giáo dục trẻ yêu quý trường lớp, giữ gìn sản phẩm của mình.
5. Kết thúc:
- Thu dọn đồ dùng ra chơi

- Cả lớp hát 1 lần
- Trường mầm non..
- Trường MNHCC
- Trẻ kể



- Trẻ lắng nghe



- Vẽ về trường, có lớp học, vườn cây, bồn hoa, các bạn đang vui chơi trên sân trường



-Trẻ lắng nghe

- Trẻ nhận xét
- Trẻ trả lời




- 2-3 trẻ nói ý định

-Trẻ trả lời

- Trẻ vẽ theo ý thích của trẻ




- Trẻ trưng bày bài
- Trẻ quan sát
- Trẻ nhận xét
- Trường mầm non…





- Trẻ lắng nghe

- Trẻ ra chơi


Ngày dạy: T6/13/9/2024 
           HOẠT ĐỘNG HỌC:
      Âm nhạc: NDTT : Vỗ tay theo TTC: Bông hồng tặng cô
                              NDKH: Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
                              Trò chơi: Hoá đá
       I. Mục tiêu
- Trẻ Trẻ biết hát đúng giai điệu, lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái, tình  cảm của bài hát Bông hồng tặng cô, qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ, cử chỉ...Trẻ biết chăm chú lắng nghe và hưởng ứng cùng cô bài hát  Ngày đầu tiên đi học, biết chơi trò chơi âm nhạc Hoá đá  đúng yêu cầu
- Trẻ có kỹ năng vỗ tay theo nhịp bài hát, phát triển tai nghe cho trẻ qua trò chơi âm nhạc
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động yêu quý cô giáo, yêu trường lớp chăm đi học.
       II. Chuẩn bị
       1. Chuẩn của cô:
       - Thiết bị: Đầu đĩa, ti vi, máy tính, máy chiếu
       - Đồ dùng: một số hình ảnh trên  máy tính cô giáo đón trẻ vào lớp 
       2. Chuẩn của cô
       - Đồ dùng của trẻ: Vòng
       - Tâm thế trẻ thoải mái, vui vẻ
       III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
 1. Gợi mở gây hứng thú
- Cho trẻ xem video cảnh các bạn đi học trên máy tính.
 - Các con vừa xem hình ảnh hoạt động gì?
 - Mời trẻ kể về hoạt động khi đến trường.
 - Các con thấy đi học có vui không?
 - Có 1 bài hát rất hay của chú “ Hoàng Văn Yến” thể hiện niềm vui đó của các bạn nhỏ, bài hát có tên là "Ngày vui của bé". Cô sẽ dạy cho các con hôm nay.
2. Vận động vỗ tay theo nhịp: “ Bông hồng tặng cô”.
- Cô giới thiệu cô mở nhạc bài hát Bông hồng tặng cô
cho trẻ nghe cô hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa được nghe nhạc bài  bài hát gì  ?
- Cho cả lớp hát     
 + Bài hát nói về điều gì?   
- Giới thiệu: Dạy vận động vỗ tay theo nhịp bài hát: Bông hồng tặng cô 
- Cô làm mẫu: hát và vỗ tay theo nhịp bài hát 1 lần => cô phân tích cách vỗ: Vỗ vào 3 cái và mở tay ra, bài hát vỗ bắt đầu vào từ '' trồng"
- Trẻ thực hiện:
 + Cho cả lớp thực hiện hát và vỗ tay theo nhịp
 + Cho trẻ thực hiện theo tổ luân phiên
 + Nhóm, cá nhân thực hiện
 + Cả lớp hát kết hợp đệm dụng cụ
=> Quá trình trẻ thực hiện cô khuyến khích trẻ, chú ý bao quát sửa sai cho  những trẻ chưa thực hiện được
3 Nghe hát: Ngày đầu tiên đi học
- Ngày đến trường các bạn rất vui từng hàng cây cũng vẫy gọi các bạn. Thế nhưng cũng có không ít những bạn ngày đầu tiên đến trường thường hay khóc nhòe, nhút nhát được mẹ dỗ dành, cô giáo yêu thương và đó là nội dung bài hát “Ngày đầu tiên đi học” của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện. Hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe.
     + Cô hát lần 1: Hát trọn vẹn
     + Cô vừa hát bài gì ?
     + Bài hát nói về điều gì?
=> Bài hát nói về  tình yêu thương của mẹ của cô giáo trong ngày đầu tiên đi học.
- Lần 2: Cô hát và minh hoạ cho bài hát
- Lần 3: Cho trẻ nghe băng đài và h­ưởng ứng tự do
- Giáo dục trẻ biết yêu quí cô giáo, chăm đi học…
4.Trò chơi : Hoá đá
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Cô động viên khuyến khích trẻ
* Kết thúc
- Nhận xét nhẹ nhàng và cho trẻ ra chơi

- Trẻ xem 
- Trẻ kể
- Học, ăn, ngủ, chơi…
- Trẻ trả lời


- Trẻ chú ý lắng nghe


- Trẻ lắng nghe
- Ngày vui của bé
- 2 lần
- Trẻ trả lời




- Trẻ quan sát

- Trẻ thực hiện theo yêu cầu










-Trẻ lắng nghe

- Ngày đầu tiên đi học
- Trẻ trả lời tự do

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ hưởng ứng cùng cô
- Trẻ lắng nghe
 

- Trẻ lăng nghe
- Trẻ chơi


- Trẻ ra chơi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây