Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ | 80 -90 phút | - Cô giáo đón trẻ vui vẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp, chọn - Xem tranh và trả lời các câu hỏi về các bộ phận, giác quan của cơ thể. |
|||
Thể dục sáng | * Nội dung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực. - Bụng; L: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng vận động - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 - 25 phút |
Thể dục Bước lên xuống bục cao Trò chơi: Trời mưa |
KPKH Trò chuyện về các bộ phận và giác quan của cơ thể. |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Bác sĩ, gia đình, bán hàng . - GXD: xây khu vui chơi của bé, - GTH: Tô màu chân dung bạn trai, bạn gái. Làm trang phục từ nguyên vật liệu phế thải - GST: xem tranh ảnh về cơ thể bé Chơi làm anbum, xem tranh về BT - Góc âm nhạc hát các bài hát về các bộ phận, giác quan của cơ thể. |
* Mục tiêu: `Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. ` Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, tô màu... ` Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình ` Trẻ chú ý nghe, tỏ ra thích được hát theo, vỗ tay, nhún nhảy, lắc lư theo bài hát bản nhạc |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Nhận biết các bữa ăn trong ngày chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
|||
Ngủ trưa | 140-150 phút | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. |
|||
Chơi, hoạt động theo ý thích | 70 - 80 phút | - HĐ KIDSMART: Chơi trong ngôi nhà những đồ vật biết nghĩ - Căn phòng: Làm con rối - Nêu gương cuối ngày |
- Trò chơi mới: Nghe và đoán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 - 70 phút | - Chơi trong giờ trả trẻ, cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa quần áo gọn |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
TCTV: Đồ dùng, trang phục, đồng phục. + Quay ngón tay, cổ tay, cuộn cổ tay - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Nắng sớm. |
|||
Văn học Thơ : Đôi mắt của em |
Tạo hình Tô màu bạn trai bạn gái |
Âm nhạc NDTT: NH: Gọi tên cảm xúc NDKH: BGCT: Vì sao con mèo rửa mặt TC: Nghe âm thanh tìm đồ vật |
|
Cây hoa lan ý… xấu tính……. phấn, đồ chơi ngoaì trời…. |
|||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng, bác sĩ - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán. - Tranh, ảnh, sách truyện về cơ thể bé. - Sắc xô, trống.... |
` Cô tập trung trẻ cho trẻ nói nhanh các góc đã thực hiện trong chủ đề cùng thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi phù hợp. ` Cô cho trẻ về góc chơi trẻ nhận, cho trẻ gài thẻ, lấy đồ chơi ra chơi. Trẻ tự thảo luận pân vai chơi, công việc, cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc ST làm anbum cơ thể bé, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan bộ sưu tập cơ thể bé tại góc sách, cho trẻ tự giới thiệu, cô động viên trẻ, cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ tập rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Trẻ hình thành thói quen mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, uống nước đun sôi. |
|||
- Trẻ luyện kỹ năng xếp tương ứng 1- 1 - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Đọc đồng dao: Nu na nu nống. - Chơi với giấy - Chơi theo ý thích |
- HĐPÂN: Xướng âm đồ, rê. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
|
gàng, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, và học tập của trẻ. | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở. - Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề trẻ đang học + Các con đang học chủ đề gì? + Bạn nào có thể tự giới thiệu về bản thân mình (Tên giới tính, sở thích...) => Muốn có cơ thể khỏe mạnh các con phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. 2. Khởi động - Cho trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô: Đi thường đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, Chuyển đội hình 2 hàng ngang. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung: - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Lưng, bụng; lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. b. Vận động cơ bản: Bước lên xuống bục cao - Hôm nay cô sẽ dạy chúng mình bài tập vận động mà cần sự khéo léo của đôi chân đấy, đó là bài tập: Bước lên xuống bục cao. - Cô tập mẫu: + Lần 1: Cô tập trọn vẹn, không phân tích + Lần 2: Kết hợp phân tích động tác: Cô đứng trước bục tay chống hông, người thẳng mắt nhìn về phía trước khi có hiệu lệnh thì cô bước lên bục và giữ thăng bằng sau đó cô bước xuống nhẹ nhàng, và nhẹ nhàng đi về cuối hàng. - Cho 1-2 trẻ khá lên tập. * Trẻ thực hiện: - Lần lượt cho nhóm 2 trẻ một lên tập - Cho cả lớp tập, trẻ đứng thành vòng tròn nối đuôi đi thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô - Cô quan sát chú ý sửa sai cho trẻ - Khích lệ, động viên trẻ kịp thời. => Cô thấy các con học rất giỏi cô thưởng cho các con một trò chơi, các con lắng nghe tên trò chơi nhé. c. Trò chơi: Trời mưa - Cô giới thiệu tên trò chơi: “ Trời mưa” - Cô nói cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Cô động viên, khuyến khích trẻ sau mỗi lần chơi 4. Hồi tĩnh - Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng, quanh sân 5. Kết thúc - Cô cho trẻ ra chơi |
- Chủ đề bản thân - 3, 4 trẻ giới thiệu bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ thực hiện theo cô - 3 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - 4 lần x 4 nhịp - Trẻ chú ý - Trẻ quan sát - Cho 2 trẻ tập - Trẻ thực hiện - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ đi nhẹ nhàng cùng cô - Trẻ ra chơi. |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở: Bé xem phim - Trẻ chơi trò chơi “ Mắt- miệng - tai”. - Cho trẻ xem phim về câu chuyện “Mỗi người một việc” + Trong đoạn phim vừa xem các con thấy mắt, mũi, tay, chân, miệng. Bộ phận nào là quan trọng nhất? - Để biết bộ phận nào quan trọng nhất. Các con hãy về các nhóm để khám phá nhá. - Chia trẻ thành 5 nhóm, mỗi nhóm về các góc tự khám phá. * Nhóm 1: Mắt để nhìn (6 trẻ) - Cho trẻ quan sát nhìn các đồ vật như: Đèn giao thông, rau củ, vở viết, hoa, sách truyện, bút sáp. * Nhóm 2: Tay để sờ (5 trẻ) - Cho trẻ dùng tay sờ vào bên trong các hộp và vật trong hộp như: Chì màu, chai nước, quả cam, chùm nho, khăn mặt * Nhóm 3: Mũi để ngửi (5 trẻ) - Cô chuẩn bị các hộp đã đục lỗ ở nắp một loại đồ vật có mùi như: sầu riêng, cà phê, mít, hành, hoa ly. * Nhóm 4: Lưỡi để nếm (5 trẻ) - Cô cho trẻ nếm các thức ăn thông dụng như: bánh bông lan, bánh mặn snack, chanh, cà phê, kẹo mềm. * Nhóm 5: Tai để nghe (5 trẻ) - Cho trẻ nghe các âm thanh khác nhau như: Tiếng kèn, tiếng rót nước, trống, điện thoại đồ chơi, đàn đồ chơi. 2. Quan sát: Trò chuyện về các bộ phận và giác quan của cơ thể. - Cho từng nhóm nói kết quả khám phá trãi nghiệm của nhóm một - Nhóm 1: Cho trẻ vừa quan sát bằng mắt kể lại tên các đồ vật của nhóm + Theo các con, các bạn đã tìm được những đồ vật là nhờ gì? + Các con nhắm mắt lại xem các con có nhìn thấy gì không? + Các con hãy mở mắt ra và dùng mắt để nhìn lên màn hình xem có hình ảnh gì nha? - Cô và trẻ nói chuyện về tầm quan trọng của mắt, giúp chúng ta nhìn thấy mọi vật xung quanh, nhận biết nhiều thứ, thấy được vật cản, xe cộ khi đi đường đảm bảo an toàn giao thông. + Vì vậy, mắt rất quan trọng, là 1 trong 5 giác quan của cơ thể. Vậy mắt được gọi là gì? gọi là thị giác - Cho trẻ đọc bài thơ “ Đôi mắt của em” - Nhóm 2: Cho trẻ hãy kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng tay sờ được. + Các bạn đã dùng tay sờ được những đồ vật gì? + Theo các con, các bạn đã tìm được những đồ vật là nhờ gì? - Cô rút ra kết luận về tầm quan trọng của da như: Da giúp chúng ta nhận biết được độ nóng, lạnh, khô, ướt, da giúp bảo vệ cơ thể đối với sự thay đổi của môi trường. + Da là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là gì? - Nhóm 3: Cho trẻ hãy kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng mũi ngửi được. + Các bạn đã dùng mũi ngửi được những mùi vị nào? + Các con ngửi được nhờ cái gì? - Nói chuyện về mũi đa dạng về kích cở, hình dáng. - Cô và trẻ nói chuyện về tầm quan trọng của mũi, giúp chúng ta thở, nếm thức ăn, nhận biết nhiều thứ, kể cả mùi khói và có thể cảnh báo cho chúng ta biết hoả hoạn xảy ra. + Vì vậy, mũi là 1 trong 5 giác quan của con người gọi là gì? - Cho trẻ hát bài hát” cái mũi” - Nhóm 4: Cho trẻ kể lại tên các đồ vật của nhóm vừa dùng lưỡi để nếm thức ăn. + Các bạn hãy kể tên của các thức ăn các bạn vừa nếm được? + Nhờ vào giác quan nào mà các con nhận biết được mùi vị của các món ăn? - Cô và trẻ nói chuyện về tầm quan trọng của lưỡi, giúp chúng ta của mùi vị giúp nhận ra thức ăn khi nếm mặn, nhạt, chua, cay. Ngoài ra lưỡi giúp chúng ta nói, phát âm rõ ràng. + Vậy lưỡi là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là gì? - Cho trẻ chơi mèo liếm sữa - Nhóm 5: Cho trẻ hãy kể lại tên các tiếng động mà nhóm vừa dùng tai nghe được . + Các bạn đã nghe được tiếng động của những đồ vật gì? + Các con nghe được các tiếng động là nhờ vào giác quan nào? - Cô và trẻ nói chuyện về tầm quan trọng của việc nghe trong sinh hoạt hàng ngày: phim về lợi ích của tai. khi đi trên đường, nghe người khác nói, nghe hứơng dẫn, nghe nhạc. + Vậy tai là 1 trong 5 giác quan quan trọng của cơ thể gọi là gì? * Cô giới thiệu cho trẻ biết năm giác quan trên cơ thể con người. + Như vậy trên cơ thể con người có nhiều bộ phận quan trọng ta gọi là giác quan, vậy các con hãy kể tên các giác quan của cơ thể con người? + Các con đã vẽ được 1 cơ thể con người, có đầy đủ 5 giác quan, muốn khoẻ mạnh thì chúng ta phải siêng năng tập thể dục, cô và các con tập thể dục nào. - Cho trẻ đứng lên làm động tác bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục” + Theo các con giác quan nào là quan trọng nhất? Vì sao? + Để biết xem giác quan nào quan trọng nhất, các con hãy xem tập 2 của bộ phim “ Mỗi người một việc” sẽ rõ. + Các con có nhận xét gì qua đoạn phim trên? => Năm giác quan đều quan trọng như nhau, nhờ vì nhờ các giác quan, chúng ta ngửi, nếm được mùi vị, nhìn thấy mọi sự vật xung quanh, nghe được các âm thanh khác nhau, sờ để cảm nhận được tính chất của các sự vật xung quanh. + Vậy, các con phải làm gì để bảo vệ các giác quan? - Giáo dục trẻ bíêt giữ vệ sinh và bảo vệ các giác quan - Những hành động sai: Nhét vật vào mũi, vào tai, miệng ngậm khăn, tay sờ vào nước sôi, mắt nhìn lệch hướng. - Những hành động đúng: Hít thở không khí trong lành, ngủ đủ giấc, không nghe âm thanh quá lớn, rửa tay bằng xà phòng, uống nước đun sôi để nguội 3. Trò chơi: Chọn hình đúng sai - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cho trẻ về các nhóm chọn hình đúng sai để bảo vệ các giác quan, sau hiệu lệnh của cô, trẻ chạy nhanh và lên chọn các hành động đúng gắn lên bảng. Cho trẻ đếm các tranh lô tô của mỗi nhóm. - Cô tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm - Trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi - Cô dùng hình ảnh trên màn hình để giáo dục trẻ biết bảo vệ các giác quan. 4. Kết thúc - Cô cùng trẻ thu dọn đồ dùng ra ngoài chơi |
- Trẻ chơi trò chơi “Mắt - miệng - tai”. - Trẻ xem phim “Mỗi người một việc”. - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ ngồi theo nhóm và khám phá bằng các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô . - Nhìn thấy tập sách, viết, truyện, đèn giao thông - Mắt - Dạ không - Trẻ chú ý - Trẻ xem hình các đôi mắt - Mắt gọi là thị giác - Trẻ đọc thơ đôi mắt - Sờ được quả cam, chùm nho, chai nước, chì màu - Nhờ vào tay - Trẻ chú ý nghe - Xúc giác - Ngửi được mùi quả sầu riêng, mít, hành, hoa huệ - Mũi ạ - Trẻ chú ý nghe - Mũi gọi là khứu giác - Cả lớp hát vận động bài cái mũi - Nếm kẹo, bánh bông lan ngọt, snack mặn, cà phê đắng - Lưỡi ạ - Trẻ chú ý nghe - Lưỡi gọi là vị giác - Trẻ chơi trò chơi - Nghe tiếng rót nước, tiếng đàn, kèn, trống, điện thoại - Nhờ tai nghe - Trẻ chú ý nghe - Tai gọi là thính giác - Thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ vừa hát nhún nhảy bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục” - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ xem tiếp tập 2 của phim - Trẻ nhận xét - Lắng nghe cô - Vệ sinh sạch sẽ - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ về nhóm đánh dấu chọn vào những tranh đúng - Trẻ chú ý lên cô - Trẻ ra ngoài |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô và trẻ chơi trò chơi “ Mắt mồm tai” + Các con vừa chơi trò chơi nói đến các bộ phận giác quan nào? - Đúng rồi các con ạ mắt để nhìn mọi sự việc xung quanh, mắt cũng là giác quan rất quan trọng của con người Tác giả Lê Thị Mỹ Phương cũng miêu tả những sự việc nhìn thấy của đôi mắt qua bài thơ “Đôi mắt của em. 2. Cô đọc diễn cảm - Lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ - Lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa. - Đôi mắt giúp cho bé nhìn thấy mọi vật, vì vậy bé rất yêu quý giữ gìn, bảo vệ đôi mắt cho ngày càng sáng hơn. 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? + Đôi mắt của bé như thế nào? + Đôi mắt của em dùng để làm gì? + Đôi mắt của em nhìn thấy những gì? => Đôi mắt của bé được tác giả miêu tả thật đáng yêu xinh xinh, tròn tròn, giúp cho em bé nhìn thấy mọi vật xung quanh. Nhìn thấy cây cối, con vật, con người, các hoạt động diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. được thể hiện qua câu thơ. - Trích dẫn: “Đôi mắt xinh xinh Đôi mắt tròn tròn Giúp em nhìn thấy Mọi vật xung quanh” + Con có yêu quý đôi mắt của mình không? + Muốn cho đôi mắt luôn sáng và khỏe mạnh chúng mình phải làm gì? => Trong bài thơ cô Lê Thị Mỹ Phương cũng khuyên chúng ta giữ gìn vệ sinh đôi mắt để đôi mắt được sáng hơn. Chúng mình là những em bé ngoan hàng ngày chúng mình phải vệ sinh sạch sẽ không dụi tay vào mắt, không đưa các vật sắc nhọn vào mắt… - Trích dẫn: “ Em yêu em quý Đôi mắt xinh xinh Giữ cho đôi mắt Ngày càng sáng hơn” 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân - Cho trẻ tự đọc, cô khuyến khích trẻ làm động tác minh hoạ cho bài thơ. - Mời 1 bạn lên đọc thơ làm điệu bộ minh hoạ 5. Trò chơi: Thi xem đội nào nhanh - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: cô chia lớp làm 3 đội tìm hình ảnh theo yêu cầu của cô, các đội sẽ dán hình ảnh lên tranh cô đã chuẩn bị sẵn trong thời gian là 1 bản nhạc đội 1 tìm những sự vật mà mắt nhìn thấy những bông hoa đẹp, đội 2 tìm những con vật ngộ nghĩnh mà mắt nhìn thấy, đội 3 tìm những đồ chơi yêu thích. Mỗi bạn lên chơi chỉ được dán1 hình ảnh sau đó về cuối hàng đứng bạn tiếp theo mới được lên, kết thúc bản nhạc là trò chơi kết thúc - Cô tổ chức cho trẻ chơi, khi trẻ chơi cô bao quát động viên khuyến khích trẻ chơi - Cô nhận xét kết quả chơi của trẻ, khen động viên trẻ 6. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi |
- Cả lớp chơi 2 ,3 lần - Trẻ kể bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe lắng nghe - Đôi mắt của em, Lê Thị Mỹ Phương - Xinh xinh, tròn tròn - Để nhìn mọi vật ạ - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trích dẫn thơ cùng cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Rửa mặt. Không đưa tay bẩn vào mắt... - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trích dẫn cùng cô - Cả lớp đọc 2-3 lần - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Trẻ đọc thơ - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ ra chơi |
![]() |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Hát bài hát “Bạn có biết tên tôi” - Trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát + Bài hát nói về gì? + Con đã biết tên của các bạn lớp mình chưa? + Bạn là bạn trai hay bạn gái? + Bạn trai có đặc điểm như thế nào? + Bạn gái có đặc điểm như thế nào? 2. Quan sát đàm thoại mẫu - + Cô có bức tranh gì đây? + Tranh vẽ bạn trai hay bạn gái? - + Bức tranh được cô tô màu như thế nào? + Mái tóc của bạn trai như nào? Mái tóc bạn gái như nào? => Cô chốt lại: đây là bức tranh cô tô màu bạn trai, bạn gái. Bạn trai có mái tóc ngắn, bạn gái có mái tóc dài cô tô kín hình không chờm ra ngoài. 3. Cô tô mẫu - Cô hỏi trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ, tô màu. - Cô tô mẫu một lần khi tô cô nói cách tô cho trẻ nhắc trẻ tô kín hình di đều màu. Cô cho trẻ cùng thực hiện làm thao tác tô cùng cô - Để bức tranh thêm đẹp hơn cô tô màu nền cho bức tranh( Cô nói cách chọn màu và cho trẻ tìm màu và thực hiện cùng cô) 4. Trẻ thực hiện - Cô nhắc nhở trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút, cách cầm giấy. - Khi trẻ tô cô quan sát nhắc nhở, động viên trẻ vẽ trẻ. + Trẻ yếu cô nhắc lại kỹ năng tô và giúp đỡ trẻ để trẻ có thể hoàn thiện sản phẩm của mình. - Cô khuyến khích trẻ sáng tạo, tô màu con đường cho đẹp hơn. - Trẻ thực hiện cô mở nhạc không lời nhẹ nhàng 5. Nhận xét trưng bày sản phẩm - Cô cho trẻ treo tranh lên trưng bày - Trẻ nhận xét tranh của mình, của bạn. + Con thích bức tranh của bạn nào nhất? + Vì sao con thích? + Bạn tô gì? Bạn tô màu như thế nào? + Để tô được bức tranh con cần có gì, tô như thế nào? Bạn tô có giống tranh mẫu không? => Cô nhận xét chung, tuyên dương trẻ có bài làm tốt, động viên trẻ khác trong giờ sau cố gắng hoàn thiện bài tốt hơn. - Giáo dục trẻ phải biết giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ ăn mặc phù hợp với thời tiết. 6. Kết thúc - Cho trẻ đứng dậy ra ngoài sân trường dạo chơi |
- Trẻ hát theo nhạc - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - - Trẻ quan sát tranh. Trả lời câu hỏi của cô - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho bạn - Trẻ chú ý nắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát cô tô mẫu - - Trẻ thực hiện hứng thú - Mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ nhận xét bài của bạn bổ sung ý kiến cho nhau - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ ra ngoài |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cho trẻ chơi trò chơi trời mưa cùng cô + Cô nói trời mưa + Sấm chớp - Cô cho trẻ chơi 1, 2 lần cô bao quát khuyến khích trẻ chơi -> Đùng đùng đùng tiến sấm vang đùng buồn hạt mưa sẽ rơi, cầu vồng mừng vui nắng lên nở nụ cười tươi rất tươi đó là nội dung bài hát gọi tên cảm xúc của nhạc sĩ Trần Dũng Khánh giờ học hôm nay cô sẽ hát cho các con nghe đấy. 2. Nghe hát “Gọi tên cảm xúc” - Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát - Cô giới thiệu tên bài hát: “Gọi tên cảm xúc” của nhạc sỹ Trần Dũng Khánh - Lần 2: Cô cho trẻ nghe giai điệu bài hát + Các con thấy giai điệu bài hát như thế nào? => Cô giới thiệu giai điệu và tóm tắt nội dung. Đùng đùng đùng tiến sấm vang đùng buồn hạt mưa sẽ rơi, cầu vồng mừng vui nắng lên nở nụ cười tươi rất tươi, vui là tia nắng, buông là hạt mưa đó là nội dung bài hát gọi tên cảm xúc . - Lần 3: Cô vận động trên nền nhạc - Lần 4: Cho trẻ hưởng ứng theo vi deo bài hát 3. Dạy BGCT “Vì sao con mèo rửa mặt” - Cô hát mẫu 1 lần thể hiện tình cảm bài hát - Cô giới thiệu : Những âm thanh như vỗ tay, vỗ đùi, vỗ ngực, vỗ lưng, dậm chân trong âm nhạc cũng được gọi là 1 bộ môn nghệ thuật và đó là hình thức của bộ môn nghệ thuật “Bộ gõ cơ thể - Body percussion” nghĩa là chúng ta sẽ tạo ra âm thanh dựa trên sự tương tác của các bộ phận trên cơ thể - Cho trẻ nhắc lại cùng cô “Bộ gõ cơ thể” “ Body percussion” 2 lần + Lần 1: Cô hát trọn vẹn bài hát + Lần 2: Cô vừa hát vừa sử dụng BGCT + Cô cho cả lớp hát theo cô 1 – 2 lần + Cô cho cả lớp hát sử dụng BGCT 2-3 lần + Cho từng tổ, nhóm, cá nhân lên hát và sử dụng bộ gõ cơ thể => Khi trẻ hát và vận động cô khuyến khích và sửa sai cho trẻ (Cho trẻ đếm số bạn nên hát) 4. Trò chơi “Nghe âm thanh tìm đồ vật” - Lắng nghe, lắng nghe + Tiếng nói của ai? - Để biết được tai ai tinh hơn chúng mình cùng chơi trò chơi “Nghe âm thanh tìm đồ vật” - Cách chơi: Một trẻ đội mũ chóp kín, gọi một trẻ khác đứng lên gõ phách tre hay bất kỳ nhạc cụ nào, bạn đội mũ chóp kín nói tên nhạc cụ bạn vừa gõ. - Luật chơi: Bạn nào đoán sai phải lên thay cho bạn đang đội mũ. - Cô cho trẻ chơi 3- 4 lần. - Trẻ chơi cô bao quát sửa sai cho trẻ, khuyến khích động viên trẻ. - Cô hỏi tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi |
- Trẻ chơi cùng cô - Đùng đoàng - Trẻ chơi hứng thú - Trẻ lắng nghe - Trẻ chú ý nghe cô hát - Trẻ lắng nghe giai điệu bài hát - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe. - Trẻ nhắc lại cùng cô - Trẻ hát cùng cô - Trẻ thực hiện theo yêu cầu - Tổ, nhóm, cá nhân trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô nói cách chơi và luật chơi - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ trả lời - Trẻ ra ngoài chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn