Kế hoạch tuần 1 - Nhóm trẻ A

Thứ sáu - 06/09/2024 00:54
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ 1: BÉ VÀ CÁC BẠN
Thời gian thực hiện 3 tuần:  Từ ngày 9/9 – 27/9/2024
stt Mục tiêu Nội dung giáo dục Hoạt động giáo dục Đ/C
1. Lĩnh vực phát triển thể chất
* Phát triển vận động
3   Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân - Hô hấp: Hít vào thật sâu, thở ra từ từ
- Cơ tay và bả vai:
+ 2 tay giơ lên cao, hạ xuống
- Lưng, bụng, lườn:
+  Nghiêng người sang 2 bên phải, trái.
- Chân:
+  Co duỗi từng chân.
- Hô hấp: thổi bóng
- Tay: 2 tay giơ lên cao, hạ xuống
- Lườn: Nghiêng người sang 2 bên phải, trái.
- Chân: Co duỗi từng chân.
 
4  Trẻ giữ được thăng bằng trong vận động đi theo hiệu lệnh - Đi theo hiệu lệnh
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Đi theo hiệu lệnh
 
6  Trẻ biết phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò theo đường hẹp - Bò thẳng hướng theo đường hẹp. - Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Bò thẳng hướng theo đường hẹp.
 
 
7  Trẻ biết thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động bật tại chỗ. - Bật tại chỗ
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Bật tại chỗ
 
 
8 Trẻ vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay. - Xoa tay, chạm các đầu ngón tay với nhau, xé giấy, xé lá, con sên, xâu vòng...
 
- Hoạt động chơi
+ Trò chơi mới: Bạn nào đã đi trốn, con sên, xé giấy xé lá
- Hoạt động với đồ vật:
+ Xâu vòng
 
 
9 Trẻ phối hơp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động:  xâu vòng
* Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe
10  Trẻ thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau - Làm quen với chế độ ăn cơm và các loại thức ăn khác nhau Hoạt động ăn: Gọi tên các món ăn ở trường
 
 
11  Trẻ thực hiện được ngủ 1 giấc buổi trưa - Luyện tập thói quen ngủ 1 giấc trưa Hoạt động ngủ: + Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt  
12 Trẻ biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
 
- Tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
 
Hoạt động vệ sinh:
+ Trẻ tập đi vệ sinh đúng nơi quy định
 
13  Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: xúc cơm, lấy nước uống. - Luyện tập một số thói quen tốt trong sinh hoạt: ăn chín, uống chín, uống nước sau khi ăn;
- Tự phục vụ: xúc cơm, uống nước
Hoạt động ăn:
+ Hướng dẫn trẻ biết ăn chín, uống sôi, uống nước sau khi ăn.
+ Trẻ tập xúc cơm ăn, cầm cốc uống nước
 

14
Trẻ biết chấp nhận đội mũ khi ra nắng; đi giày dép, đeo khẩu trang. - Đeo khẩu trang để phòng dịch bệnh
- Rửa tay, xịt tay sát khuẩn
- Trò chuyện với với trẻ yêu cầu và tác dụng của việc đeo khẩu trang, vệ sinh xịt khuẩn tay.  
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức
18  Trẻ biết chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của cô giáo. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi của lớp. - Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của cô giáo: cất gối đúng nơi quy định
- Đồ dùng, đồ chơi của  nhóm/lớp: bàn, ghế, bóng, búp bê.
- Hoạt động ngủ:
+ Cất gối vào đúng nơi quy định
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Nhận biết tên lớp, trường
 
 
19  Trẻ nói được tên của bản thân, cô giáo, các cô bác trong trường và các bạn nhóm lớp khi được hỏi.
 
- Tên và công việc của các cô bác trong trường: Cô y sỹ, cô cấp dưỡng
- Tên của cô giáo, các bạn, nhóm/ lớp
- Hoạt động chơi - tập có chủ định:
+ Nhận biết tên cô, tên bạn trong lớp
+ Nhận biết tên lớp, trường
- Hoạt động chơi:
+ Xem tranh ảnh nhận biết cô y sỹ, cô cấp dưỡng
 
22  Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu vàng  theo yêu cầu. - Chỉ, nói tên, lấy đồ chơi màu vàng
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Nhận biết màu vàng
 - Hoạt động chơi: Chơi xâu vòng màu vàng, xếp cái bàn, xếp đường vào lớp
 
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ
25  Trẻ biết trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, - Nghe các câu hỏi: Ai đây? cái gì đây?
- Trả lời câu hỏi: Ai đây? cái gì?
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
 + Nhận biết tên cô, tên bạn trong lớp
 
26 Trẻ hiểu nội dung truyện ngắn, bài thơ   trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên bài thơ và hành động của các nhân vật. - Nghe các bài thơ, và truyện ngắn: Đôi bạn tốt, thơ  Chào; Cô và mẹ
- Lắng nghe khi cô giáo đọc sách
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Thơ: Chào; Cô và mẹ
+ Truyện: Đôi bạn nhỏ
 
27 Trẻ biết phát âm rõ tiếng tên cô giáo, tên bạn, đồ dùng đồ chơi của lớp - Phát âm các âm khác nhau.
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định.
+ Nhận biết tên cô, tên bạn trong lớp
+ Nhận biết tên lớp, trường
- Hoạt động chơi: Xem tranh ảnh gọi tên các đồ dùng đồ chơi.
- TCTV: Chào cô giáo, chào các bạn, quả bóng, ô tô, búp bê
 
28 Trẻ đọc được bài thơ với sự giúp đỡ của cô giáo - Đọc  các đoạn thơ, bài thơ ngắn có 3-4 tiếng - Hoạt động chơi - tập có chủ định
+ Thơ: Chào; Cô và mẹ
 
4. Lĩnh vực phát triển tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mĩ
38 Trẻ biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ.  - Thực hiện một số hành vi giao tiếp: chào tạm biệt, tập nói từ “dạ”, ‘vâng ạ”. - Hoạt động giao lưu cảm xúc: Hướng dẫn trẻ chào tạm biệt, tập cho trẻ nói từ: dạ, vâng ạ.  
39  Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, ru em ngủ). - Tập sử dụng đồ dùng, đồ chơi: Giường, búp bê, gối, chăn. - Hoạt động chơi: Chơi đóng vai: Chơi bế em, ru em ngủ.  
40  Trẻ biết chơi thân thiện cạnh bạn trong lớp. - Chơi thân thiện với bạn: chơi cạnh bạn, không tranh giành đồ chơi với bạn.
- Chơi hòa thuận với bạn
- Hoạt động chơi:
+ Chơi đóng vai, hoạt động với đồ vật, vận động, dạo chơi ngoài trời.
 




42
Trẻ biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát quen thuộc chủ đề “Bé vui đến trường” - Nghe hát, nghe nhạc Vui đền trường;
 Nghe âm thanh của các nhạc cụ: Sắc xô, phách tre, trống...
- Hát Con chim hót trên cành cây; Em búp bê
Tập VĐTN: Đi học về
- Hoạt động chơi - tập có chủ định:
+ Hát: Con chim hót trên cành cây; Em búp bê
+ VĐTN: Đi học về
+ Nghe hát: Vui đến trường
Hoạt động chơi:
+ Trò chơi âm nhạc: Hãy lắng nghe
 
43 Trẻ thích xé, xếp hình, xem tranh. - Xếp hình: Xếp cái bàn, xếp đường vào lớp
- Xé giấy 
- Xem tranh, video về các hoạt động của lớp, đồ dùng đồ chơi trong lớp.
 
- Hoạt động chơi - tập có chủ định:
+ Xếp đường vào lớp
+ + Xếp cái bàn
- - Hoạt động chơi
+ Khu vực HĐVĐV: Xếp hình theo ý thích, chơi xé giấy, xâu vòng
 + Xem tranh, video về các hoạt động của lớp, đồ dùng đồ chơi của lớp
 
 
Tổ trưởng






Nguyễn Thị Nga
Phó Hiệu Trưởng






Cà Thị Thanh Huyền










CHỦ ĐỀ: BÉ VÀ CÁC BẠN
       Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
 
Thứ hoạt động Thời gian Thứ 2 Thứ 3

Đón trẻ

50 – 60 phút - Cô đón trẻ vào lớp, cô ân cần vỗ về trẻ, dạy trẻ chào cô, bố mẹ
- Cho trẻ chơi tự do. Điểm danh

Tắm nắng Thể dục sáng

* Nội dung:
- Hô hấp: Thổi bóng
- Tay: Hai tay giơ lên cao hạ xuống
- Lưng bụng: Nghiêng người sang hai bên trái, phải.
- Chân: Co duỗi từng chân
* Mục tiêu:
- Trẻ thực hiện được động tác trong bài thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân
- Trẻ có  kỹ năng tập các động tác theo cô
- Trẻ có ý thức tham gia tập luyện
*Chuẩn bị: Trẻ thoải mái gọn
gàng. Sân tập bằng phẳng
Chơi – tập Chơi tập có chủ định 40 – 50 phút Phát triển vận động
Bò thẳng hướng theo đường hẹp
TC: Lộn cầu vồng
Hoạt động nhận biết
Nhận biết tên lớp, trường
Dạo chơi ngoài trời 30 – 35 phút - Dạo chơi ngoài trời: Cầu trượt, đu quay, bập bênh…
- Trò chơi vận động: Dung dăng dung dẻ; bong bóng xà phòng,
 - Chơi tự do: Chơi với lá cây, bồng bèo, hột hạt, đồ chơi ngoài trời
Chơi – tập ở các khu vực chơi 30 – 35 phút * Nội dung:
- Góc phân vai: Bế em, ru em ngủ
- Góc vận động: Chơi với bóng, ô tô
- Góc hoạt động với đồ vật: Xâu vòng
- Góc sách: Xem tranh về lớp học của bé
* Mục tiêu:
- Trẻ biết các nhóm chơi, biết vào vai chơi  bế em, ru em ngủ dưới sự hướng dẫn của cô, biết lăn bóng, xâu vòng, mở sách….
- Trẻ biết được các thao tác vai,..
- Trẻ có ý thức giữ gìn đồ chơi, sách vở…
Ăn chính 50 - 60 phút Cho trẻ đi rửa tay, cho trẻ kê ghế ngồi vào bàn ăn, cô cùng trẻ gọi
rơi vãi cơm, ăn xong trẻ cầm cốc uống nước xúc miệng..
Ngủ 140 -150
Phút
- Trẻ thực hiện ngủ trưa tại trường theo chế độ sinh hoạt . Trẻ tập
Ăn phụ 20 - 30 phút - Trẻ thích nghi với chế độ ăn, ăn được các loại thức ăn khác nhau
Chơi – tập 50 - 60 phút - Dạy trẻ kỹ năng đi dép đúng cách
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Trò chơi mới: Con sên
- Ôn tên trường tên lớp
- Chơi với bóng, búp bê, ô tô
Ăn chính 50- 60
Phút
- Cô cho trẻ kê ghế vào bàn ăn, rửa tay trước khi ăn, dạy Trẻ tự xúc
 không làm rơi vãi, ăn xong trẻ cầm cốc uống nước xúc miệng..
Trả trẻ 50 - 60 phút Trao đổi thông tin của trẻ trong ngày với phụ huynh
           

Thời gian thực hiện chủ đề: 3 tuần, từ ngày 9/9  đến ngày 27/9/2024
Tuần 1: Từ ngày 9 tháng  9  đến ngày 13 tháng 9 năm 2024
*GV dạy sáng: Đoàn Giang                                                               Chiều: Lò Hà
Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
Cho trẻ chơi với đồ chơi, trò chuyện với trẻ về lớp học của bé
- TCTV: Cô giáo, các bạn…
* Tổ chức hoạt động
1. Khởi động: Đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại
2. Trọng động: Tập mỗi động tác 3-4 lần.
3. Hồi tĩnh: Đi nhẹ nhàng
VĐTN: Nắng sớm
Chơi- tập có chủ định
Thơ: Chào
Hoạt động với đồ vật
Xếp đường vào lớp
Chơi - tập có CĐ: Âm nhạc
Hát: Con chim hót trên cành cây
TC: Hãy lắng nghe
 
Gieo hạt, Các chú chim sẻ, Dung dăng dung dẻ
* Chuẩn bị
- Đồ chơi Búp bê, giường
- Đồ chơi bóng, ô tô
- Hạt vòng, dây xâu
- Sách tranh về chủ đề
 * Tổ chức hoạt động
`Trước khi chơi: Cô cùng trẻ đi xung quanh lớp xem các góc chơi có những gì,chơi như thế nào với những đồ chơi đó, cô giới thiệu nội dung chơi. Cô hướng dẫn trẻ về góc chơi, cô nhập vai chơi cùng trẻ
`Quá trình chơi: Cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi và chơi cùng trẻ ở góc phân vai
* Nhận xét: Cô đến từng góc, nhận xét và cho trẻ cất đồ chơi
 
tên các món ăn ở trường, Trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng, không làm
Đi vệ sinh, tập lấy gối ra và cất gối sau khi ngủ dậy đúng nơi quy định
Trẻ làm được 1 số việc với sự giúp đỡ của người lớn: Cầm thìa xúc cơm, lấy nước uống...
 
- LQKTM: Xếp đường vào lớp
- Chơi ở các góc theo ý thích
- Ôn PTVĐ: Bò thẳng hướng theo đường hẹp
- Chơi xâu vòng hoa, xếp hình
- Nghe bài hát trong chủ đề - T/C: Con bọ dừa.
- Chơi ở các góc theo ý thích
Cơm, cô cùng trẻ gọi tên món ăn, Trẻ tập xúc cơm ăn, cầm thìa bằng tay phải, ăn gọn gàng,
 
Hướng dẫn trẻ chào tạm biệt: chào cô chào bố mẹ
           
TUẦN 1
CHỦ ĐỀ: VÀ CÁC BẠN
Chủ đề nhánh: Lớp học của bé
Thời gian thực hiện: 1 tuần (Từ ngày 9/9 đến ngày 13/9/2024)
Ngày dạy: Thứ 2 – 9/09/2024
PHÁT TRIỂN VẬN ĐỘNG
 Bò thẳng hướng theo đường hẹp
TC: Lộn cầu vồng
I. Mục tiêu
- Trẻ biết bò thấp bằng hai bàn tay và hai cẳng chân biết phối hợp tay này chân kia để bò trong đường hẹp mà không chạm vào vạch.
- Trẻ biết tên vận động, biết bò thẳng hướng trong đường hẹp, biết chơi trò chơi ‘Lộn cầu vồng’’.
- Trẻ hứng thú trong giờ học, đoàn kết với bạn.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Sân tập bằng phẳng, chiếu trải, đường hẹp dài 3m x 35 - 40 cm
2. Chuẩn bị của trẻ
- Tâm thế: Tâm thế trẻ thoải mái vui vẻ, trang phục gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Các con đang học chủ đề gì?
- Lớp học của con có những đồ dùng gì ?
- Các đồ dùng này dùng làm gì?
=> Các con đang học chủ đề “Bé và các bạnĐến lớp chúng mình thấy có nhiều đồ dùng như bàn, ghế, bảng, rổ, vòng, bóng… các con còn được tập thể dục để cho cơ thể khỏe mạnh cân đối đấy nên chúng mình không được khóc nhè nữa nha. Hôm nay cô dạy các con vận động bài “Bò thẳng hướng trong đường hẹp” để tập tốt các con cùng khởi động nào.
2. Khởi động
- Cô cho trẻ đi thường, đi nhấc cao chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, dừng lại đứng thành vòng tròn.
3. Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
- Động tác tay: Hai tay giơ lên cao, hạ xuống.
- Động tác bụng: Nghiêng người sang 2 bên phải,  trái.
- Động tác chân: Co duỗi từng chân.
- Chuyển đội hình đứng thành hai hàng ngang.
b. Vận động cơ bản: Bò thẳng hướng trong đường hẹp
- Cô giới thiệu tên bài: Bò thẳng hướng trong đường hẹp
- Cô tập mẫu:
+ Lần 1: Tập trọn vẹn động tác
+ Lần 2: Làm mẫu và hướng dẫn: Tư thế chuẩn bị. Cô khụy gối, đặt 2 bàn tay xuống nền xốp, khi có hiệu lệnh ‘’’’ mắt nhìn thẳng, bò bằng hai bàn tay và hai cẳng chân, phối hợp tay này với chân kia và các con chú ý đường hẹp để bò sao cho không chạm vào con đường hẹp nhé. Bò đến hết đường hẹp đứng lên và đi về cuối hàng đứng.
  - Trẻ thực hiện:
  + Cô cho 1 trẻ tập mẫu
  + Lần lượt cho 2 trẻ tập; cô bao quát, động viên, khuyến khích, sửa sai cho trẻ.
  - Củng cố: Cô hỏi lại trẻ tên bài; cô hoặc 1 trẻ tập lại.                 
* Trò chơi: Lộn cầu vồng
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
- Cô bao quát động viên trẻ chơi
- Cô hỏi lại trẻ tên trò chơi
c. Hồi tĩnh: Cho trẻ làm chim bay đi nhẹ nhàng quanh sân tập.                                   
5. Kết thúc: Cho trẻ chuyển hoạt động

- Trẻ trả lời


- Chú ý nghe







- Thực hiện theo hiệu lệnh của cô




- Tập 3L x 2 nhịp
- Tập 3L x 2 nhịp

- Tập 4L x 2 nhịp



- Trẻ chú ý nghe


- Quan sát cô tập mẫu và nghe cô hướng dẫn tập.







- Chú ý quan sát
- Mỗi trẻ tập 2-3 lần

- Cả lớp nhắc lại
                                                                                                                                                                                                                                                                              


- Trẻ chơi                                                                                                                                                                       

- Trẻ trả lời
- Đi khoảng 1 phút

 
 


Ngày dạy: T3 ngày 10/9/2024
HOẠT ĐỘNG NHẬN BIẾT
Nhận biết tên lớp, trường
I. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên trường, lớp “Trường mầm non Hoàng Công chất ”. Lớp Nhà trẻ A” 
- Trẻ nói đúng tên trường tên lớp to rõ dàng khi được hỏi.
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động; Biết yêu quý trường, lớp
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô:  
- Đồ dùng: Bóng, búp bê…
2. Chuẩn bị của trẻ:
- Đồ dùng: Đồ chơi bóng, búp bê
- Tâm thế: Trẻ thoải mái, gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô giới thiệu tên bài “Trường chúng cháu là trường mầm non” cô cùng trẻ hát
- Các con vừa hát bài gì?
- Bài hát nói về điều gì?
- Đúng rồi, trường của chúng mình là trường mầm non, bé nào cũng ngoan, múa hay hát giỏi, cô giáo như người mẹ hiền thứ 2 của chúng mình… Hôm nay cô con mình cùng nhận biết tên trường, tên lớp mà các con đang học là gì nhé.
2. Nhận biết tên trường, tên lớp
* Nhận biết tên trường
- Tên trường các con đang học là gì?
- Cô cho cả lớp, cá nhân trả lời?
=> Trường các con đang học là trường”Mầm non Hoàng Công Chất”
* Nhận biết tên lớp
- Tên lớp các con đang học là lớp nào?
- Cô cho cả lớp, cá nhân nói?
=>Lớp các con đang học là lớp nhà trẻ A
3. Trò chơi:  Thi nói nhanh
- Cô giới thiệu tên trò chơi và nói cách chơi: Cô nói trường trẻ nói nhanh tên trường cô nói lớp trẻ nói nhanh tên lớp
- Tổ chức chơi: Cả lớp cùng chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi.
4. Mở rộng
- Cô giáo con tên là gì?
- Trong lớp có những bạn nào?
=> Cô giáo là cô Giang và cô Hà. Trong lớp có bạn Quân, bạn Phương….
5. Kết thúc: Cô cho trẻ chuyển hoạt động và ra chơi.

- 1 lần

- Trẻ trả lời





- Vâng ạ


- Trường mầm non Hoàng công chất
- Chú ý nghe



- Lớp nhà trẻ A

- Chú ý nghe

- Chú ý nghe cô nói cách chơi
- 3-4 lần
- Cả lớp trả lời


- Trẻ trả lời

- Chú ý nghe


- Ra chơi

 
 

Ngày dạy: T4 ngày 11/9/2024
HOẠT ĐỘNG CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
Thơ: Chào
I. Mục tiêu
  - Trẻ nhớ tên và nói được tên bài thơ “Chào”. Đọc được cùng cô từ cuối bài thơ.
  - Trẻ phát âm và nói đúng các từ “ Chào cô, chào bác”. Trẻ nói được từ: Chào cô giáo, chào các bạn.
  - Trẻ biết chào hỏi, lễ phép khi gặp người lớn, khi có khách.
  II. Chuẩn bị
   1. Chuẩn bị của cô
       - Đồ dùng: Giáo án điện tử
       - Thiết bị: Máy chiếu, máy tính
   2. Chuẩn bị của trẻ     
      - Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
  III. Tổ chức hoạt động         
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Con chim hót trên cành cây”  
- Cô và các con vừa hát bài hát gì?
- Con chim hót chào ai?
=> Bài hát nói về con chim hót chào các bạn nhỏ đến trường, đến trường các con chào cô giáo, về nhà các con chào ông bà, bố mẹ. Nhà thơ Xuân Tửu đã sáng tác bài thơ "Chào" để biết bài thơ đó nói điều gì các con hãy nghe cô đọc bài thơ nhé
2. Đọc diễn cảm
- Cô đọc 1 lần diễn cảm
- Cô vừa đọc bài thơ “Chào” của nhà thơ Xuân Tửu. Bài thơ nói về lời chào của các bạn nhỏ biết chào cô, được cô khen, chào bác bác cười vui.
- Lần 2 kết hợp hình ảnh minh họa
3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn
+ Chúng mình vừa nghe cô đọc bài thơ gì? ( Cho trẻ nhắc lại 3 – 4 lần theo tổ, cá nhân)
+ Bài thơ nói về ai ?
- Em bé đã chào ai?
- Cô khen bé như thế nào ?
- Em bé còn chào ai nữa ?
- Bác làm gì với em ?
( Mỗi câu hỏi cho 5 – 6 trẻ trả lời)
=> Bạn nhỏ trong bài thơ rất ngoan biết chào cô,chào bác nên được các cô khen, chào các bác bác rất vui
- Trích dẫn:           “Cháu chào cô
Cô khen tốt
Cháu chào bác
Bác cười vui.”
- Chúng mình thấy em bé trong bài thơ như thế nào?
- Chúng mình học tập ai ? vì sao
=> Qua bài thơ các con phải học tập bạn nhỏ gặp người lớn phải biết chào hỏi
4. Dạy trẻ đọc thơ
- Cô cho cả lớp đọc cùng cô 3 – 4 lần
- Tổ đọc cùng cô
- Nhóm đọc cùng cô
- Cá nhân đọc
- Cả lớp đọc
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý bao quát, sửa sai cho trẻ.( Cô khuyến khích trẻ làm động tác minh họa)
- Cô vừa dạy các con bài thơ gì?
5. Trò chơi “thi xem ai nhanh”
- Cô nói cách chơi: Cô nói chào cô các con khoanh tay nói “ con chào cô”, cô nói chào bác các con khoanh tay nói “ con chào bác”, cô nói chào mẹ các con khoanh tay nói “Con chào mẹ”…
- Cho trẻ chơi 3- 4 lần
6. Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ nghe bài hát “ Lời chào”

- Trẻ hát

- Con chim hót trên cành cây
- Chào các bạn đến trường
- Chú ý nghe






- Chú ý nghe cô đọc




- Chào.

- Em bé
- Chào cô
- Cô khen tốt
- Chào bác
- Bác cười vui

- Chú ý nghe






- Rất là ngoan

- Trẻ trả lời



- 4 - 5 lần
- Mỗi tổ 1 lần
- 2 nhóm
- 2 - 3 trẻ
- 2 - 3 lần



- Chào

- Chú ý nghe



- Trẻ chơi
- Trẻ hát

 
 

Ngày dạy: Thứ 5 – 12/09/2024
HOẠT ĐỘNG VỚI ĐỒ VẬT
Xếp đường vào lớp
I. Mục tiêu:
- Trẻ có kỹ năng xếp sát cạnh, rèn luyện và phát triển các cử động của ngón tay, bàn tay.
- Trẻ biết cầm khối gỗ bằng các ngón tay, xếp sát cạnh các khối gỗ thành đường đi vào lớp.
- Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động xếp đường đi, biết giữ gìn sản phẩm mình tạo ra
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của cô: 
- Đồ dùng: 5 khối chữ nhật, 1 bảng
 2. Chuẩn bị của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng 4 khối chữ nhật, 1 bảng
- Tâm thế: Trẻ thoải mái gọn gàng.
III. Tổ chức hoạt động:    
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở:
- Cô cho trẻ quan sát tranh một số hoạt động góc hoạt động với đồ vật
- Các bạn trong đang làm gì?
Các bạn đang xếp hình, nặn, vẽ...Bây giờ cô cùng các con "Xếp đường vào lớp"
2. Làm mẫu.
- Cô cho trẻ quan sát mẫu cô đã xếp sẵn: Cô có gì đây? Các con có nhận xét gì về đường đi vào lớp cô xếp nhỉ?
+ Cô dùng gì dể xếp đường đi vào lớp? Cô xếp có đều và đẹp không?
- Vậy chúng mình có muốn xếp được đẹp đường vào lớp như cô không nào? Muốn xếp được chúng mình cùng xem cô làm mẫu trước nhé.
- Làm mẫu: Tay cô cầm khối gỗ chữ nhật thứ nhất bằng 5 đầu ngón tay đặt xuống bảng, cô tiếp tục lấy khối gỗ thứ 2 đặt sát cạnh phía sau của khối gỗ thứ nhất, tiếp tục cô lấy những khối gỗ còn lại đặt sát cạnh nhau để tạo thành đường vào lớp đấy.
3. Trẻ thực hiện
- Cô phát đồ dùng cho trẻ xếp
- Trẻ xếp: Cô bao quát hướng dẫn trẻ xếp, cô nhẹ nhàng đến gần từng cá nhân trẻ để hướng dẫn khi trẻ xếp cô hỏi trẻ : Con đang xếp cái gì? để làm gì?
- Cô quan sát sửa sai, động viên khuyến khích trẻ cố gắng hoàn thiện bài của mình
4. Nhận xét sản phẩm
- Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ nhận xét bạn ngồi cạnh.
- Cô tuyên dương trẻ xếp tốt và động viên trẻ chưa tốt.
5. Kết thúc:  Cô cho thu dọn đồ dùng, đi vệ sinh và ra chơi

- Chú ý quan sát

- Trẻ trả lời
- Chú ý nghe


- Chú ý nghe và quan sát.

- Trẻ trả lời

- Có ạ


- Quan sát và lắng nghe cô





- Xếp bài của mình





- Chú ý nghe
- 1-2 trẻ nhận xét.


- Thu dọn đồ dùng, vệ sinh và ra chơi

 
 

Ngày dạy: T6 ngày 13/9/2024
CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
NDTT -  Hát: Com chim hót trên cành cây
NDKH-  TC: Hãy lắng nghe
I. Mục tiêu
- Trẻ nói được tên bài hát, hát to rõ lời theo giai điệu bài hát.
- Trẻ nhớ tên bài hát và hát được theo cô hết bài "Con chim hót trên cành cây", biết chơi trò "Hãy lắng nghe"
- Trẻ có ý thức tham gia hoạt động trẻ biết yêu quý trường lớp.
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của cô
- Đồ dùng: Nhạc bài hát "Con chim hót trên cành cây"
- Thiết bị: Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của trẻ
- Đồ dùng: Trống, sắc  xô
- Tâm thế: Trẻ thoải mái.
III. Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Gợi mở gây hứng thú
- Cô giới thiệu tên bài thơ “Bạn mới” cô cùng trẻ đọc
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Cô xuất hiện hình ảnh bạn nhỏ đang đến trường và con chim đang đậu trên cành cây và trò chuyện với trẻ về con chim đang hót chào bạn đến trường và thể hiện qua bài “Con chim hót trên cành cây”
2. Dạy hát “Con chim hót trên cành cây”
- Cô hát thể hiện tình cảm bài hát 1-2 lần.
- Cô vừa hát bài “Con chim hót trên cành cây”
- Cho trẻ nói lại tên bài hát 2 – 3 lần
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát cùng cô 4- 5 lần
- Nhóm hát cùng cô
- Cá nhân trẻ hát cùng cô  rồi cả lớp hát
- Trong khi trẻ hát cô bao quát, chú ý, sửa sai, động viên khích lệ trẻ hát.
- Cô hỏi trẻ tên bài hát và giáo dục trẻ biết yêu quý trường lớp.
3. Trò chơi “Hãy lắng nghe”
- Cô giới thiệu tên trò chơi
- Cô giới thiệu cách chơi:
- Cô lắc sắc xô, gõ trống cho trẻ nghe, sau đó cô cho trẻ đội mũ chóp cô lắc hoặc gõ trống cho trẻ đoán xem đó là âm thanh của nhạc cụ nào.
- Tổ chức chơi: Cô điều khiển chơi
- Cô hỏi trẻ tên trò chơi. Cô nhận xét sau khi chơi.
4. Kết thúc: Cô nhận xét nhẹ nhàng, cho trẻ ra chơi.

- Trẻ đọc.

- Bạn mới
-  chú ý nghe




- Nghe cô hát

- Trẻ nói tên bài hát
- 4-5 lần
- 4-5 nhóm
- 3-4 trẻ
- 1 lần
- Cả lớp nhắc lại

-Trẻ lắng nghe


- Chú ý nghe



- 2- 4 trẻ lên chơi
- Cả lớp trả lời.

-Ra chơi.
 
Giáo viên





Đoàn Thị Giang
Tổ trưởng





Nguyễn Thị Nga
Phó Hiệu Trưởng





Cà Thị Thanh Huyền






 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây