Nội dung | Thời gian | Thứ 2 | Thứ 3 | ||
Đón trẻ |
80 – 90 phút | - Trò chuyện vơi trẻ về bản thân trẻ, các bộ phận trên cơ thể của trẻ xem - Cho trẻ chơi đồ chơi ở các góc mà trẻ thích |
|||
Thể dục sáng |
* Nội dung - Hô hấp: Thổi bóng bay - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Bụng; lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. |
* Mục tiêu - Thực hiện được các động tác phát triển hô hấp, tay, chân, bụng - Trẻ có kỹ năng thực hiện - Trẻ có ý thức trong tập luyện * CB: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng. |
|||
Hoạt động học | 20 – 25 phút |
Thể dục Bật tại chỗ Trò chơi: Lá và gió |
KPKH Bé giới thiệu về mình |
||
HĐ chơi ngoài trời | 30 – 40 phút |
|
|||
Chơi, hoạt động ở các góc | 40 - 50 phút | * Nội dung: - GPV: Bán hàng, gia đình, Bác sỹ, cửa hàng ăn uống. - GXD: Xây công viên, xây khu vui chơi của bé, Lắp ghép hình bé tập TD - GTH: Tô màu chân dung bạn trai, bạn gái. - Xem tranh gọi tên các loại đồ dùng đồ chơi, trang phục bạn trai, bạn gái. - GHT: Xem tranh và thể hiện cảm xúc qua nét mặt, cử chỉ, giọng nói |
* Mục tiêu: - Trẻ mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động chơi, âm nhạc, tạo hình. - Trẻ có kỹ năng lắp ghép, thể hiện vai chơi, tô màu... - Trẻ hiểu được nghĩa một số từ khái quát gần gũi - Trẻ có ý thức khi hoạt động, biết giữ gìn và bảo vệ sản phẩm của mình |
||
Ăn trưa | 60 -70 phút | - Nhận biết các bữa ăn trong ngày chấp nhận ăn nhiều loại thức ăn khác nhau. |
|||
Ngủ trưa | 140 -150 p | - Trẻ biết nói với cô giáo nhu cầu ăn, ngủ, vệ sinh bằng câu đơn - Thực hiện đúng quy định của giờ ngủ, không nghịch đc khi ngủ |
|||
Ăn bữa phụ | 20 -30 phút | - Trẻ biết dùng bát thìa đúng cách, dùng cốc uống nước đúng cách. |
|||
Chơi, hđ theo ý thích | 70 -80 phút | - LQKTM: Bé giới thiệu về mình - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Trò chơi mới: Bé đứng thứ mấy - Chơi tự do ở các góc - Nêu gương cuối ngày |
||
Trả trẻ | 60 -70 phút | - Giờ trả trẻ cô cho trẻ vệ sinh cá nhân, chỉnh sửa - Nhăc trẻ chào cô, chào các bạn, chào bố mẹ |
|||
Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
|
tranh ảnh về bản thân. TCTV: Đồ dùng, trang phục, đồng phục. Trò chuyện nhu cầu của trẻ, những đồ dùng đồ chơi bé thích phù hợp với giới tính. |
|||
*Khởi động: Cho trẻ đi đội hình vòng tròn kết hợp đi bằng gót bàn chân - đi thường - đi bằng mũi bàn chân - đi thường – Đi nhanh - chạy chậm - chạy nhanh - chạy chậm – đi nhanh đi thường chuyển đội hình 3 hàng dọc theo tổ *Trọng động: Tập bài tập phát triển chung, mỗi động tác 2l x 8n *Hồi tĩnh: Cho trẻ đi nhẹ nhàng quanh sân tập 1-2 vòng - Tập theo nhạc bài Nắng sớm |
|||
Văn học Thơ : Đi nắng |
LQVT Xếp tương ứng 1- 1, ghép đôi |
Âm nhạc NDTT: DH: Chòm tóc xinh NDKH: NH: Tập rửa mặt TC: Tai ai tinh |
|
đồ chơi ngoài trời ..... |
|||
* Chuẩn bị: - Bộ đồ chơi gia đình, bán hàng - Các loại hình, đồ chơi lắp ghép, gạch, sỏi.. - Màu sáp, giấy vẽ, đất nặn, giấy màu, keo dán - Tranh, sách báo, hình ảnh về các cảm xúc của bé |
* Tổ chức hoạt động: ` Cô tập trung trẻ lại trò chuyện với trẻ về chủ đề mới Bản thân, cho trẻ thảo luận nhanh đưa ra những góc chơi vai chơi phù hợp ` Cô hướng cho trẻ về góc chơi đã nhận, cho trẻ lấy đồ ra chơi. Trẻ tự thảo luận phân vai chơi, công việc Cô gợi ý cho trẻ sản phẩm của góc tạo hình vẽ, nặn các bạn thể dục, cô bao quát khích lệ trẻ liên kết giữa các góc chơi, trẻ biết chơi đoàn kết, không quăng ném đồ chơi đồ dùng. ` Cô cho trẻ nhận xét góc chơi, cô cho trẻ cùng thăm quan tại góc TH, cho trẻ tự giới thiệu, cho trẻ thu dọn đdđc, vệ sinh cá nhân rửa tay |
||
- Trẻ tập rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình |
|||
- Trẻ ngủ đúng vị trí, nhắc trẻ không nói chuyện, nô đùa, giáo viên có mặt - Nhận biết và thực hiện đúng quy định về chỗ ngủ riêng theo giới tính |
|||
- Trẻ hình thành thói quen mời cô, mời bạn khi ăn, ăn từ tốn, nhai kỹ, uống nước đun sôi. |
|||
- Nhận biết và phòng tránh những hành động nguy hiểm khi chơi: Không nghịch các vật sắc nhọn. - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Thực hiện vở toán - Chơi theo ý thích - Nêu gương cuối ngày |
- Ôn bài hát: Chòm tóc xinh. - Kỹ năng: Cởi quần - Nêu gương cuối ngày |
|
Quần áo | |||
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cùng trẻ chơi trò chơi: “Cô muốn” + Cô nói “cô muốn” + Cô muốn các bạn hãy cười “ha, ha” + Cô muốn cô muốn + Muốn các con nói to tên mình. => Các con ai cũng có 1 cái tên do bố mẹ đặt cho và 1 cơ thể đáng yêu. Để cho cơ thể khỏe mạnh cô con mình cùng tập thể dục nâng cao sức khỏe nhé 2. Khởi động - Cho trẻ đi chạy theo hiệu lệnh của cô: Đi thường đi bằng mũi chân, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi nhanh, đi thường, chuyển đội hình 2 hàng ngang. 3. Trọng động a. Bài tập phát triển chung. - Tay: Co và duỗi tay, bắt chéo 2 tay trước ngực - Bụng; lườn: Quay sang trái, sang phải - Chân: Bước lên phía trước. b. Vận động cơ bản - Giới thiệu tên bài: Bật tại chỗ - Cô làm mẫu + Lần 1: Cô làm mẫu trọn vẹn. + Lần 2: Cô làm mẫu kết hợp phân tích: Tư thế chuẩn bị cô đứng chụm chân trước vạch chuẩn, 2 tay chống hông nhún chân bật lên cao. Khi chạm đất gối hơi khuỵ tiếp đất bằng mũi bàn chân.; tập xong cô đi nhẹ nhàng về cuối hàng. + Lần 3: Cô cho một cháu lên làm. - Trẻ thực hiện: - Cô lần lượt gọi 2 trẻ lên thực hiện, cô bao quát, sửa sai động viên trẻ tập. - Cô cho cả lớp nhắc lại tên bài tập c. Trò chơi vận động: Lá và gió - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. -Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần - Nhận xét giờ chơi, động viên, khích lệ trẻ 4. Hồi tĩnh - Cho trẻ làm chim bay đi lại nhẹ nhàng 5. Kết thúc - Cho trẻ vệ sinh, chuyển hoạt động. |
- Muốn gì, Muốn gì - Trẻ cười “ha, ha” - Muốn gì, Muốn gì - Trẻ nói tên mình. - Lắng nghe - Trẻ thực hiện theo cô - 2 lần x 4 nhịp - 2 lần x 4 nhịp - 3 lần x 4 nhịp - Lắng nghe - Quan sát Trẻ chú ý quan sát và nghe hướng dẫn. - 1 Trẻ lên bật - Trẻ chăm chú thực hiện bài tập của mình - Trẻ nhắc lại tên bài tập - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ thực hiện theo hướng dẫn - Trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân tập. - Trẻ rửa tay |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở gây hứng thú - Cô cùng trẻ hát bài Bạn có biết tên tôi + Chúng mình vừa được nghe bài hát gì? => Các con vừa được nghe bài hát Bạn có biết tên tôi. Mỗi người đều có một cái tên; để giúp các bạn trong lớp mình biết được họ tên của nhau, hiểu nhau nhiều hơn, hôm nay cô sẽ giúp các con tự giới thiệu về mình.. 2. Bé giới thiệu về mình - Cho trẻ “Trốn cô”, cô giáo xuất hiện Búp bê - Cô đóng vai Búp bê để giới thiệu về mình: “Xin chào các bạn. Tôi là Huyền, là bạn gái. Năm nay tôi ba tuổi. Sở thích của tôi là thích mặc váy vàng, thích hát múa và ăn xúc xích… Tôi rất muốn được làm quen với các bạn”. - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung cần giới thiệu: + Bạn Búp bê tên là gì? + Bạn là trai hay gái? + Năm nay bạn mấy tuổi? + Bạn có sở thích gì? + Các bạn trong lớp mình năm nay mấy tuổi? (Cho trẻ nhắc lại số tuổi) => Bạn Búp bê đã giới thiệu đầy đủ về họ tên, tuổi, giới tính và sở thích của mình. Bạn ấy muốn làm quen với các con. Bây giờ lần lượt từng bạn trong lớp mình sẽ tự giới thiệu về họ tên, giới tính và sở thích. - Cô mời các bé gái giới thiệu trước rồi các bé trai giới thiệu sau (Lưu ý dạy trẻ có cử chỉ, lời nói lễ phép, biết chờ đến lượt) - Cô chuẩn bị một số câu hỏi gợi ý cho trẻ; + Họ tên con là gì? + Con là bạn trai hay bạn gái? + Sở thích của con là gì? 5. Trò chơi “ Đi pích níc” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Các trẻ cầm ảnh của mình vừa đi vừa hát theo nhạc bài “mình cùng đi chơi” khi có hiệu lệnh “Về lều” thì trẻ sẽ cầm ảnh chạy về lều theo ký hiệu và sở thích VD như bạn gái sẽ về lều có ký hiệu là chiếc váy hay những đồ chơi cho bạn gái như búp bê, dây hoa, nơ. Còn bạn trai sẽ về lều có ký hiệu là quần hoặc đồ chơi như bóng, lego.. - Luật chơi: Trong thời gian nhất định trẻ phải chọn nhanh lều của mình để về. Ai về sai phải nhảy lò cò 1 vòng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2, 3 lần. - Cô bao quát khuyến khích động viên trẻ chơi 6. Kết thúc - Cho trẻ nhẹ nhàng ra chơi. |
- Cả lớp hát - Bạn có biết tên tôi - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ phát hiện ra búp bê - Trẻ chú ý nghe, - Trả lời các câu hỏi và thực hiện yêu cầu của cô giáo - Bạn tên là huyền - Là bạn gái ạ - Bạn 3 tuổi ạ - Ăn xúc xích, múa hát... - 3 tuổi ạ. - Trẻ chú ý nghe - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chú ý nghe hướng dẫn, thực hiện theo yêu cầu của cô - Trẻ chú ý nghe - Cả lớp chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở giới thiệu bài - Cho trẻ hát bài “ tìm bạn thân” + Bài hát nói về điều gì? -> Mỗi chúng ta đều có những người bạn và đã là bạn bè học cùng một lớp các con phải biết yêu thương đoàn kết , giúp đỡ nhau và hôm nay cô và các con sẽ cùng tham gia vào rất nhiều các hoạt động của lớp để hoàn thành nhiệm vụ các con hãy thể hiện quyết tâm của mình nào( đoàn kết, đoàn kết, đoàn kết) * Cho trẻ ôn luyện nhận biết hình vuông, hình tam giác. - Cô phát đồ chơi và cho trẻ xem trong hộp có những loại hình gì. - Cho 1 vài trẻ chơi trò chơi nói tên hình nào, cô cho cả lớp chọn hình đó giơ lên và nói tên hình. - Cho trẻ xem ngôi nhà xếp bằng 1 hình vuông và 1 hình tam giác, rồi cho trẻ nhận xét ngôi nhà đó được xếp những hình gì. (Cũng có thể cho trẻ xem một vài hình khác được xếp bằng hình vuông và hình tam giác). 2. Xếp tương ứng 1-1, ghép đôi Dạy trẻ ghép đôi các đối tượng. Cô vừa làm vừa nói để hướng dẫn trẻ làm theo trình tự sau: + Chọn tất cả các hình vuông cầm lên tay. + Xếp các hình vuông thành hàng ngang. + Chọn tất cả các hình tam giác cầm lên tay. + Xếp một hình tam giác lên trên một hình vuông (trẻ vừa làm vừa nói). - Cô hỏi cả lớp đã xếp nhà như thế nào, trẻ trả lời: "Xếp một hình tam giác với (lên trên) một hình vuông được cái nhà." - Khi tất cả trẻ đã xếp xong ngôi nhà, cô yêu cầu trẻ gieo hạt để trồng cho mỗi nhà một cây (cô làm mẫu theo cách đặt tương ứng 1-1 rồi cho cả lớp làm). Cô cũng có thể đặt 2 hạt giống vào 1 nhà và cho trẻ nhận xét xem cô làm đúng chưa, đồng thời sửa giúp trẻ làm chưa đúng. * Trò chơi” Tìm đôi” - Cô giới thiệu tên trò chơi + Cô nói cách chơi: Các con hát cùng cô, khi kết thúc một bản nhạc, cô hô “ Tìm đôi, tìm đôi” thì 2 bạn sẽ nhanh nhẹn nắm tay nhau lại + Cô tổ chức cho trẻ chơi + Cô bao quát, nhận xét trẻ và động viên khen trẻ kịp thời 3. Trò chơi tìm cặp ghép đôi - Cách chơi: Xung quanh lớp có các ngôi nhà có các biểu tượng như: Mắt, chân, tay và cô cũng cho chúng mình chọn 1 thẻ có biểu tượng, mắt, chân, tay. Chúng mình vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “Ghép đôi” thì các con nhanh chóng tìm đúng biểu tượng giống của mình để ghép thành đôi nhé! - Luật chơi: Ai ghép đôi không đúng phải nhảy lò cò một vòng. - Tổ chức cho trẻ chơi 3 - 4 lần đổi thẻ sau mỗi lần chơi. - Cô bao quát nhắc nhở trẻ chơi đoàn kết, chơi đúng luật. - Nhận xét: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ 4. Kết thúc - Cô nhận xét giờ học nhẹ nhàng, cho trẻ đi ra sân tắm nắng |
- Trẻ hát - 2, 3 trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ tìm - Trẻ chơi - Trẻ quan sát - Trẻ nhận xét - Trẻ thực hiện - Chọn hình vuông - Trẻ xếp hình vuông - Chọn hình tam giác - Trẻ xếp - Trẻ trả lời - Trẻ xếp hạt trước nhà - Trẻ nhận xét - Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô - Lắng nghe - Trẻ chơi - Cả lớp lắng nghe - Cả lớp chơi - Lắng nghe - Trẻ ra sân |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gợi mở - Cô cho trẻ chơi trò chơi‘‘Trời nắng, trời mưa“ + Các con vừa chơi trò chơi gì? + Vậy các con đi nắng phải làm gì? - Có một bạn chim nhắc nhở các con khi đi nắng phải đội nón mũ đấy, đẻ biết bạn nhắc nhở như thế nào các con nghe cô đọc bài thơ : Đi nắng sẽ rõ nhé 2. Cô đọc diễn cảm - Lần 1: Đọc diễn cảm kết hợp điệu bộ - Cô vừa đọc cho cả lớp chúng mình nghe bài thơ gì? Của nhà thơ nào? => Bài thơ nói về lời nhắc nhở của bạn chim nhỏ muốn chúng ta đi nắng phải che mũ, nón thì bạn ấy mới yêu quý đấy các con ạ! - Lần 2: Đọc diễn cảm kết hợp hình ảnh minh họa. 3. Đàm thoại, giảng giải, trích dẫn + Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? + Bài thơ nhắc đến con vật gì? + Con chim chích đậu ở đâu? + Nó kêu như nào? => Trong bài thơ nhắc đến con chim chích nó đậu ở cành xoan và nó kêu bạn nào ngoan thì phải nghe lời nó. - Trích dẫn: “Có con chim chích Đậu trên cành xoan Nó kêu ai ngoan Thì nghe lời nó” + Nghe lời điều gì các con ? + Nếu ai không nghe thì sao ? => Khi đi nắng các con phải đội mũ nón nếu không đội thì chim không thích đâu vì vậy khi ra trời nắng các con nhớ phải đội nón mũ để khỏi bị ốm nha. Cô trích : "Đi nắng phải có Nón mũ mà che Hễ ai không nghe Thì chim không thích" + Qua bài thơ này các con học được điều gì? => Qua bài thơ này các con học được đó là khi đi ra đường vào trời nắng chúng ta phải đội nón, mũ để khỏi bị ốm => Các con ạ! Mùa hè trời nắng, thời tiết thì nóng nực vì vậy khi các con đi chơi, đi học nhớ phải đội nón mũ để giữ gìn sức khỏe nhé. Bây giờ các con cùng đọc thật hay bài thơ này cùng cô nhé. 4. Dạy trẻ đọc thơ - Cho cả lớp đọc thơ cùng cô - Cho trẻ đọc theo tổ, nhóm, cá nhân - Cho trẻ tự đọc, cô khuyến khích trẻ làm động tác minh hoạ cho bài thơ. 5. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: Ai nhanh nhất - Cách chơi cho trẻ vừa đi vừa hát bài “Đi chơi” khi có thông báo “Trời nắng” thì trẻ nhanh chóng lấy mũ, nón. Khi có thông báo “trời mưa” trẻ sẽ chọn ô, áo mưa. - Luật chơi: Bạn nào chọn sai đồ thì phải nhảy lò cò 1 vòng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi - Cô nhận xét, khuyến khích trẻ 6. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi |
- Trẻ chơi 1 lần - Trời nắng trời mưa - Đội mũ - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Đi nắng, Nhược Thủy - Lắng nghe - Đi nắng - Nhược Thủy - Con chim - Cành xoan - Ai ngoan - Trẻ chú ý nghe - Đi nắng phải đội mũ, nón - Thì chim không thích - Trẻ chú ý nghe - Trẻ chú ý nghe - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Cả lớp đọc - Tổ, nhóm, cá nhân đọc - Lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ ra chơi |
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
1. Gây hứng thú - Ổn định tổ chức: Cho trẻ chơi trò chơi trời tối, trời sáng với lời như sau: “trời sáng, trời tối” Trời sáng rồi Buổi sáng – (thức dạy- 2l) Đánh răng- colgate Rửa mặt - Biore Ăn bánh - chocopie Uống sữa - vinamilk Mặc áo- cài cúc áo Mặc quần – kéo quần lên Đi dép – bitit Lên xe – rẽ phải, rẽ trái Đến trường- mầm non. + Các con vừa chơi trò chơi gì? + Khi ngủ dạy các con thường làm gì? => Buổi sáng ngủ dậy các con được bố mẹ cho đi đánh răng, rửa mặt, thay quần áo, chải tóc, ăn sáng chuẩn bị ba lô đến lớp + Các bạn trai có mái tóc như thế nào? + Các bạn gái có mái tóc như thế nào? + Ai buộc tóc cho con? =>Có một bài hát rất hay nói về mái tóc của bạn gái đã dài lòa xòa trên trán, mẹ buộc tóc nẩy nẩy vẫy rất xinh đó là bài hát: Chòm tóc xinh của nhạc sỹ Hoàng công Dụng sáng tác đấy 2. Dạy hát “Chòm tóc xinh” Cô hát mẫu - Lần 1: Cô hát thể hiện đúng giai điệu vui tươi, tự hào của bài hát. + Cô vừa hát cho các con nghe bài hát: Chòm tóc xinh do chú Hoàng Công Dụng sáng tác. Để bài hát thêm hay hơn cô sẽ hát kết hợp với nhạc nữa, cô mời các con đi nhẹ nhàng về chỗ và lắng nghe cô hát nào. - Lần 2: Cô vừa hát kết hợp nhạc bài hát + Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? + Do ai sáng tác? + Tóc bạn nhỏ như thế nào ? + Mẹ đã làm gì ? + Em bé trong bài hát có ngoan không? => Em bé trong bài hát có mái tóc được dài ra mỗi ngày lòa xòa trên tràn mẹ buộc cho bé có bím tóc rất xinh - Cả lớp hát: 2 lần thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát - Nhóm bạn trai bạn gái hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát - Tổ hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệu bài hát- 2-3 nhóm hát thể hiện rõ lời, đúng giai điệubài hát - Nhắn tin nhắn tin - Tin lớp mình có 1 bạn hát rất là hay chúng mình có biết là bạn nào không ? - Cô mời bạn Quỳnh Anh lên hát cho cô và các bạn nghe nào - Cả lớp hát 1 lần => Trong quá trình trẻ hát, cô bao quát trẻ, sửa sai cho trẻ. Khuyến khích động viên trẻ hát. 3. Nghe hát - Giới thiệu tên bài hát, tên tác giả: Buổi sáng trước khi buộc tóc chúng ta cần rửa mặt thật sạch nữa. Bây giờ các con cùng lắng nghe cô hát bài hát “Tập rửa mặt” của nhạc sỹ Hồng Đăng nhé. + Cô vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác? + Nội dung bài hát nói lên điều gì? => Cô giảng nội dung bài hát và giáo dục: Các con ạ, các bộ phận trên cơ thể của chúng mình bộ phận nào cũng quan trọng vì vậy hàng ngày các con phải biết giữ gìn vệ sinh thân thể, thường xuyên rửa mặt hàng ngày. Các con nhớ chưa nào? + Lần 2: Cô hát và thể hiện cử chỉ, điệu bộ. + Lần 3: Cô cho trẻ nghe nhạc và hưởng ứng cùng cô. 4. Trò chơi - Cô giới thiệu tên trò chơi: Tai ai tinh - Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi, trẻ chơi cô động viên khuyến khích trẻ - Cô hỏi lại tên trò chơi. 5. Kết thúc - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ra ngoài chơi. |
- Trẻ chu ý và làm theo yêu cầu của cô - Trẻ làm đồng tác ngủ - Trẻ làm theo lời bài hát - Trời sáng, trời tối - Trẻ kể - Lắng nghe - Tóc ngắn - Tóc dài - Mẹ, bà - Lắng nghe - Lắng nghe - Lắng nghe - Chòm tóc xinh - Hoàng Công Dụng - Tóc dài - Mẹ buộc - Có ngoan - Lắng nghe - Cả lớp hát - Nhóm bạn trai hát - Tổ hát - 1 trẻ hát - Cả lớp hát - Lắng nghe - Tập rửa mặt – Hồng Đăng - Trẻ trả lời - Lắng nghe - Trẻ hưởng ứng cùng cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ nhắc lại - Trẻ chơi - Trẻ trả lời - Trẻ ra chơi |
Tác giả: Quản trị Điều hành Chung
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn